Tại sao người giàu Mỹ cảm thấy nghèo?

Tại sao người giàu Mỹ cảm thấy nghèo?

(ĐTCK) Những người Mỹ giàu có sống tại những bang thuế cao đang cảm thấy hoảng hốt khi họ phải đóng góp nhiều hơn cho chính phủ nhưng lại đối diện với các chi phí sinh hoạt nhiều hơn và rủi ro cao hơn nếu mất nguồn thu.

Người giàu rõ ràng không thể nghèo. Hiển nhiên là như vậy, bất chấp mọi gánh nặng nộp thuế. Thế nhưng, những người Mỹ giàu có sống tại những bang thuế cao đang cảm thấy hoảng hốt khi họ phải đóng góp nhiều hơn cho chính phủ nhưng lại đối diện với các chi phí sinh hoạt nhiều hơn và rủi ro cao hơn nếu mất nguồn thu.

Hãy quan sát biểu đồ trên. Trước hết, biểu đồ này không thể hiện rõ bao nhiêu người Mỹ đã hoàn thành nộp thuế nhà nước và thuế địa phương.

Thứ hai, quan trọng hơn cả, đó là nó không chứng minh được người Mỹ kém giàu như thế nào sau khi nộp thuế. Chắc chắn rằng, hệ thống luật pháp, quốc phòng hay bất cứ thứ gì hình thành nên xã hội đều mang lại rất nhiều lợi lộc và củng cố thành công của họ. Tuy nhiên, trên phương diện tài chính cá nhân, những người Mỹ giàu có thường trích ra phần lớn số tiền kiếm được để dự trữ, phòng trừ những chi phí và rủi ro trong tương lai.

Hãy xem biểu đồ dưới đây của cặp vợ chồng Mỹ có hai đứa trẻ sinh đôi với thu nhập 450.000 USD/năm cần phải tiết kiệm bao nhiêu.

Theo đó, cặp vợ chồng này cần phải đặt mục tiêu tiết kiệm 2 triệu USD chỉ để đáp ứng những khoản chi tiêu thông thường ở hầu hết các quốc gia phát triển. Bởi, trong khi nhiều nước trên thế giới đưa ra mức học phí trường đại học rất rẻ hoặc thậm chí là miễn học phí, thì học phí và chi phí đầy đủ tại một trường tư Hoa Kỳ có thể tiêu tốn 60.000 USD/năm hoặc hơn thế.

Đối với cặp trẻ sơ sinh nuôi dưỡng trong vòng 18 năm, hóa đơn 4 năm của một đứa trẻ trung bình có thể lên đến ngưỡng 500.000 USD, với giả định mức tăng chi phí hàng năm là 4% và không có bất kỳ khoản hỗ trợ tài chính nào.

Thậm chí nhiều bác sỹ, luật sư hay những nghề nghiệp thu nhập cao khác có thể vẫn đang phải gánh trên vai những khoản nợ từ thời sinh viên.

Trợ cấp thất nghiệp cũng không hỗ trợ nhiều cho người thu nhập cao. Vì thế, nếu một trong 2 người thu nhập cao mất việc, họ cần có một quỹ khẩn cấp với tổng giá trị ít nhất ngang bằng với 3 tháng lương.

Tuy nhiên, những người giàu ở Mỹ nhận bảo hiểm sức khỏe Medicare ở tuổi 65. Medicare hoàn toàn khác với những chương trình chăm sóc sức khỏe khác của nước ngoài. Theo Fidelity Benefits Consulting, chăm sóc sức khỏe hưu trí khác ngoài Medicare tiêu tốn tổng giá trị 220.000 USD, không bao gồm chăm sóc sức khỏe dài hạn. Trong khi ở những quốc gia khác như Đức hay Nhật đều cung cấp những chương trình chăm sóc lâu dài, Medicare chỉ dành sự chăm sóc ưu tiên tại nhà cho những gia đình có thu nhập thấp.

Do đó, một cặp vợ chồng thu nhập cao ở thành phố New York cần phải dành dụm cho những khoản chi tiêu đó sau khi đã thanh toán 39,6% mức thuế suất liên bang cho khoản thu nhập trên 450.000 USD và 12,7% mức thuế địa phương. Ngoài ra, họ nên tiết kiệm 15% thu nhập cho những chi tiêu sau khi đã về hưu.

Vì thế, có thể thấy, mặc dù người giàu ở Mỹ có thể trả mức thuế suất đạt gần 50%, nhiều hơn so với một người nhàn rỗi trả trên tổng thu nhập của người đó, thì họ vẫn có những mối lo về tương lai có thể thất nghiệp hoặc đề phòng những trường hợp khẩn cấp liên quan đến vấn đề sức khỏe. 

Tin bài liên quan