Sức mạnh vũ khí năng lượng của Nga đã bị thổi phồng

Sức mạnh vũ khí năng lượng của Nga đã bị thổi phồng

(ĐTCK) Joergen Henningsen, cựu giám đốc môi trường và biến đổi khí hậu, cựu cố vấn trưởng cho Tổng giám đốc năng lượng của Ủy ban châu Âu, là người mới nhất đưa ra nhận định đó.

Dường như có rất ít, nếu không muốn nói là không có ai phản đối Tony Hayward, cựu CEO hãng BP, về cảnh báo của ông đối với hậu quả của các biện pháp trừng phạt Nga đến nguồn cung dầu của thế giới, Henningsen nói. Ông Hayward cũng đúng khi đặt câu hỏi rằng liệu nguồn đá phiến sét của Mỹ có giúp gia tăng được lượng cung dầu lửa mãi mãi, hay sự nghi ngờ đối với năng lực sản xuất của Iraq.

Những điểm này có lẽ đang được xem như một sự xác nhận khác về sức mạnh của “vũ khí năng lượng” của Tổng thống Nga Vladimir Putin trong cuộc xung đột ở Ukraine.  Nhưng không gì có thể sai lầm hơn. Trong một bài báo có tựa đề “Đừng tin Putin, ông ấy sẽ không cắt nguồn khí cho châu Âu”, Matthew Bryza đã giải thích một cách thuyết phục tại sao Nga sẽ thiệt hại hơn nhiều EU trong trường hợp nước này vặn nút các đường ốn dẫn khí sang châu Âu. Lập luận tương tự, và thậm chí mạnh hơn, dành cho lĩnh vực cung cấp dầu lửa.

Tổng lượng xuất khẩu dầu lửa của Nga là khoảng 7 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 700 triệu USD về mặt giá trị, và giá trị xuất khẩu khí đốt của nước này sang EU là khoảng 100 triệu USD/ngày. Như ông Bryza lập luận, Nga rất khó có thể nghĩ đến việc từ bỏ số tiền 100 triệu USD mỗi ngày đó.

Nhìn từ góc độ thị trường dầu lửa toàn cầu, tình huống có vẻ ít u ám hơn nhiều. Tờ Financial Times từng có bài phân tích hôm 11/9 rằng, “Tồn kho dầu thô toàn cầu đã tăng lên 2,67 tỷ thùng tính đến tháng 7”. Nói một cách dễ hiểu hơn là, đang có một lượng dầu dự trữ nhiều hơn tổng khối lượng xuất khẩu trong 1 năm của Nga, và tất cả đều có thể được huy động nếu cần thiết. Trên tất cả, nếu xuất khẩu dầu lửa của Nga bị gián đoạn phần nào thì nó có thể được bù đắp bởi các nhà sản xuất khác.

“Với những chính sách về năng lượng trong nhiều thập kỷ qua, tôi chỉ có thể hy vọng rằng, năng lượng sẽ tiếp tục được chuyển dẫn tự do giữa các thị trường khác nhau”, Henningsen nói. “Nhưng thật là bực mình khi nghe các chính trị gia và các phương tiện truyền thông nhai đi nhai lại về mối đe dọa từ ‘vũ khí năng lượng’ của Nga, bởi trên thực tế, bất kỳ vũ khí tiềm tàng nào liên quan đến năng lượng cũng chỉ có thẻ nằm trong tay các nước OECD”.

Tin bài liên quan