Phố Wall đảo chiều ngoạn mục trong phiên thứ Năm - Ảnh minh họa: AFP

Phố Wall đảo chiều ngoạn mục trong phiên thứ Năm - Ảnh minh họa: AFP

Phố Wall bừng tỉnh, "má phanh" của vàng bị hỏng

(ĐTCK) Dữ liệu việc làm và kết quả kinh doanh khả quan giúp phố Wall quay đầu đảo chiều ngoạn mục trong phiên thứ Năm, trong khi đó, vàng có phiên giảm mạnh nhất tháng khi các “má phanh” đều bị hỏng.

Dư âm phát biểu của Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) trong ngày thứ Tư tiếp tục có ảnh hưởng không tốt tới thị trường khi mở cửa phiên thứ Năm. Phố Wall gần như chìm trong sắc đỏ trong phần lớn thời gian của phiên giao dịch sáng và nửa đầu phiên giao dịch chiều.

Tuy nhiên, thông tin tích cực đã đến với thị trường khi theo số liệu mới công bố, số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tuần qua đánh dấu mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 11/2012, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4/2000. Dữ liệu này cho thấy, sự lạc quan của Fed là có cơ sở.

Trong khi đó, một thượng nghị sĩ đảng Dân chủ cho biết, Chủ tịch Fed Janet Yellen trong cuộc họp riêng với họ đã nói rằng, kinh tế Mỹ đang tăng trưởng mạnh mẽ, nhưng Fed sẽ không vội vàng tăng lãi suất ngày.

Ngoài thông tin trên, việc 2 gã khổng lỗ Apple và Boeing công bố kết quả kinh doanh khả đã giúp phố Wall bùng nổ vào cuối phiên và đóng cửa với mức tăng trên dưới 1%, trong đó, hưởng lợi nhất là Dow Jones.

Ngoài Apple và Boeing, nhiều doanh nghiệp khác cũng có kết quả kinh doanh khả quan như Visa Inc, Harman International… Bên cạnh đó, giá dầu hồi phục trở lại từ mức thấp nhất gần 6 tuần cũng hỗ trợ cho nhóm cổ phiếu năng lượng, qua đó phụ giúp các mã trên đẩy phố Wall lên cao.

Kết thúc phiên 29/1, chỉ số Dow Jones tăng 225,48 điểm (+1,31%), lên 17.416,85 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 19,09 điểm (+0,95%), lên 2.021,25 điểm. Chỉ số Nasdaq lên 45,41 điểm (+0,98%), lên 4.683,41 điểm.

Chứng khoán châu Âu cũng gần như chìm trong sắc đỏ trong phiên thứ Năm khi ảnh hưởng bởi nhóm cổ phiêu năng lượng, kết quả kinh doanh thất vọng của một số doanh nghiệp. Trong khi cổ phiếu của Boeing tăng mạnh nhờ kết quả kinh doanh ấn tượng, thì trên TTCK châu Âu, cổ phiếu của Airbus lại giảm khi có một số trục trặc kỹ thuật trọng dự án quốc phòng lớn nhất của mình.

Cùng với đó, việc Fed cho biết có khả năng tăng lãi suất trong năm nay trong thông báo phát đi hôm thứ Tư cũng ảnh hưởng tới chứng khoán châu Âu. Tuy nhiên, về cuối phiên, với tình hình Hy Lạp có khả năng được giải quyết giúp giới đầu tư giảm bớt lo lắng, giúp chứng khoán Đức và Pháp hồi phục trở lại và đóng cửa trong sắc đỏ.

Kết thúc phiên 29/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 15,34 điểm (-0,22%), xuống 6.810,60 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 26,90 điểm (+0,25%), lên 10.737,87 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 20,49 điểm (+0,44%), lên 4.631,43 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản có phiên giảm mạnh nhất trong 2 tuần do chịu ảnh hưởng từ kết quả kém khả quan của Komatsu và thông tin về khả năng Fed tăng lãi suất được công bố hôm trước. Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông cũng có phiên giảm mạnh trong ngày thứ Năm do ảnh hưởng từ chứng khoán đại lục, cũng như thông tin từ Fed. Chứng khoán Trung Quốc đại lục tiếp tục có phiên giảm mạnh thứ 3 liên tiếp khi Tân Hoa Xã đưa tin, cơ quan quản lý chứng khoán nước này sẽ điều tra kinh doanh lợi nhuận của 46 công ty, trong bối cảnh cổ phiếu đang tăng quá đà.

Kết thúc phiên 29/1, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 189,51 điểm (-1,06%), xuống 17.606,22 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 265,96 điểm (-1,07%), xuống 24.595,85 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc giảm 43,43 điểm (-1,31%), xuống 3.262,30 điểm.

Trên thị trường vàng, tuyên bố trước đó của Fed vẫn đang làm kim loại quý này bị tổn thương. Trong khi đó, thông tin mới nhất cho thấy, thị trường việc làm của Mỹ đúng là đang rất khả quan khi số người nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp tuần qua giảm xuống mức thấp nhất gần 15 năm.

Tưởng chừng những lo ngại về tăng trưởng kinh tế toàn cầu và vấn đề Hy Lạp có thể trở thành “má phanh”, hãm đà rơi của kim loại quý này, nhưng trong phiên thứ Năm, những lực đỡ này bỗng nhiên yếu đi. Theo đó, mỗi lo về kinh tế tạm thời yên ắng sau kết quả kinh doanh khả quan của một số tập đoàn lớn của Mỹ. Trong khi đó, hôm thứ Năm, Thủ tướng Hy Lạp Alexis Tsipras nhắc lại ý định của mình để tìm một giải pháp đôi bên cùng có lợi với các nhà cho vay quốc tế.

Những được những thông tin bất lợi, vàng đã có phiên giảm giá mạnh nhất trong tháng.

Kết thúc phiên 29/1, giá vàng giao ngay giảm 25,2 USD (-1,96%), xuống 1.258,10 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 trên sàn Comex giảm 31,3 USD/ounce (-2,43%), xuống 1.254,6 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 4 giảm 31,3 USD/ounce (-2,43%), xuống 1.255,9 USD/ounce.

Trong khi vàng đang lao dốc, thì dầu lại phục hồi trở lại từ mức thấp nhất gần 6 năm.

Kết thúc phiên 29/1, giá dầu thô Mỹ tăng 0,08 USD/thùng (+0,18%), lên 44,53 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,66 USD (+1,34%), lên 49,13 USD/thùng.

Tin bài liên quan