Nhật Bản tìm tới các “suối nguồn tươi trẻ” tại Đông Nam Á

Nhật Bản tìm tới các “suối nguồn tươi trẻ” tại Đông Nam Á

(ĐTCK) Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đang bắt đầu chuyến thăm 6 ngày tới các nước ở khu vực châu Á Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam. Chuyến đi này được cho rằng sẽ giúp mở ra các mối quan hệ thương mại mới giữa Nhật Bản và các nền kinh tế đang phát triển, nhất là trong bối cảnh kinh tế Nhật tăng trưởng chậm chạp.

3 nước ở khu vực Đông Nam Á mà ông Abe sẽ tới thăm bao gồm Philippines, Indonesia và Việt Nam. Đây đều là những quốc gia tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt mức 5% trong những năm gần đây. 

Thương mại

Nhắc đến khía cạnh thương mại, Nhật Bản vẫn được đánh giá là yếu hơn so với “ông lớn hàng xóm” Trung Quốc. Trong suốt 10 năm từ 2005 – 2015, giá trị thương mại giữa Nhật và 6 nền kinh tế lớn trong khối ASEAN – Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á tăng 27%. Con số này của Trung Quốc đạt mức tăng gấp 3 lần.

Nhật Bản tìm tới các “suối nguồn tươi trẻ” tại Đông Nam Á ảnh 1

Thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc với 6 nền kinh tế lớn nhất ASEAN năm 2015 (cột màu vàng) và 2016 (cột màu xanh) 

Timothy Condon, trưởng phòng nghiên cứu châu Á tại ING Groep NV, Singapore nhận định, điều này có thể do tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc trong suốt thập kỷ qua đều ở mức cao hơn so với Nhật Bản. Trong quý III/2016, kinh tế Nhật Bản đạt tốc độ tăng trưởng là 1,3% so với 3 tháng trước đó; trong khi đó kinh tế Trung Quốc tăng 6,7% so với cùng thời gian năm trước đó. 

Đầu tư

Các nền kinh tế Đông Nam Á vẫn luôn là mục tiêu hướng đến của nhiều quỹ đầu tư Nhật Bản trong những năm gần đây. Điều này được lý giải là do Nhật Bản nhắm đến nguồn lao động tiềm năng giá rẻ tại khu vực này.

Kể từ cao điểm năm 2013, tốc độ đầu tư của Nhật Bản đã giảm dần nhưng FDI từ Nhật vào 6 nền kinh tế lớn tại ASEAN vẫn tăng gấp đôi so với năm 2010.

Nhật Bản tìm tới các “suối nguồn tươi trẻ” tại Đông Nam Á ảnh 2

FDI từ Nhật vào 6 nền kinh tế lớn tại ASEAN đã tăng gấp đôi so với năm 2010 

Song Seng Wun, chuyên gia kinh tế khu vực tại CIMB Private Bank, Singapore cho rằng, chuyến thăm của thủ tướng Abe “như truyền đi thông điệp rằng: dù Trong Quốc có đang trở thành “ông lớn” tại thị trường Đông Nam Á đi chăng nữa, chúng tôi vẫn là một trong những nhà đầu tư lớn nhất. Chúng tôi vẫn luôn ở đây”. 

Già hóa dân số

Tình trạng già hóa dân số của Nhật Bản được đánh giá là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới sự trì trệ kinh tế. Chính điều này đã khiến các công ty buộc phải tìm kiếm những thị trường tiêu thụ tiềm năng tại các quốc gia khác.

Nhật Bản tìm tới các “suối nguồn tươi trẻ” tại Đông Nam Á ảnh 3

 Tỷ trọng dân cư dưới 15 tuổi tại một số quốc gia

Trong số 104 triệu người dân Philippines, có tới 31% dưới độ tuổi 15. Hay tại Indonesia, con số này chiếm tới 23%. Chính tình trạng dân số trẻ đã giúp Philippines giữ được ngôi vị là một trong những nền kinh tế có tốc tộ tăng trưởng nhanh bậc nhất châu Á.  

Chuyên gia Song tại CIMN nhận định: “Nhật Bản đang ở tình thế “được ăn cả ngã về không”. Đây đều là những quốc gia với tốc độ tăng trưởng tương đối mạnh. Xét từ góc nhìn của chính phủ Nhật, các quốc gia này có thể sẽ giúp tạo đà phát triển kinh tế. Dòng vốn đang ào ạt chảy và Nhật Bản vẫn luôn là nhà cung cấp bền bỉ nhất”. 

Tin bài liên quan