Giám đốc điều hành Tập đoàn Toshiba, Satoshi Tsunakawa, tại cuộc họp báo tại trụ sở công ty ở Tokyo, Nhật Bản ngày 14/3. (Nguồn: Getty Images)

Giám đốc điều hành Tập đoàn Toshiba, Satoshi Tsunakawa, tại cuộc họp báo tại trụ sở công ty ở Tokyo, Nhật Bản ngày 14/3. (Nguồn: Getty Images)

Nhật Bản kiên quyết không “cứu” Toshiba

Chính phủ Nhật Bản cho biết, họ không cân nhắc các biện pháp hỗ trợ Tập đoàn Toshiba và sẽ chia sẻ thông tin với Washington về những bước phát triển liên quan đến công ty điện hạt nhân Westinghouse của Nhật đang được đặt tại Mỹ.

Tuy nhiên, Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản, Yoshihide Suga cho biết, Chính phủ Nhật Bản sẽ giám sát chặt chẽ việc kinh doanh chip điện tử của Toshiba, nhà sản xuất bộ nhớ flash NAND lớn nhất thế giới sau Công ty Điện tử Samsung.

Trong khi Chính phủ đã kiên quyết không can thiệp để giải cứu Toshiba, các nguồn tin cho biết, quỹ đầu tư do nhà nước bảo trợ có thể sẽ đầu tư vào một lượng ít cổ phiếu để ngăn chặn việc bán Toshiba cho các nhà thầu có nguy cơ ảnh hưởng đến thông tin bảo mật quốc gia.

“Việc kinh doanh chip điện tử của Toshiba rất cạnh tranh trên toàn cầu và rất quan trọng trong việc tạo công ăn việc làm tại Nhật Bản. Bộ nhớ flash cũng được mong đợi sẽ hỗ trợ tốt hơn về mặt an ninh thông tin”, Suga nói trong một cuộc họp báo.

Khủng hoảng của Toshiba chỉ mới dâng lên cao trong tuần này khi nó đã không gửi bản báo cáo kiểm toán quý III và cho biết sẽ cân nhắc việc bán phần lớn cổ phần tại Westinghouse, công ty điện hạt nhân vốn là tâm điểm của những rắc rối về tài chính.

Hôm thứ Sáu, Standard & Poor’s cũng đã cắt giảm xếp hạng tín nhiệm dài hạn của Toshiba xuống 2 bậc và cho rằng ngày càng có nhiều khả năng tập đoàn này sẽ không thể hoàn thành nghĩa vụ tài chính của mình một cách kịp thời.

Standard & Poor’s cũng cho biết thêm rằng, các ngân hàng cho Toshiba vay tiền chắc chắn sẽ gặp khó khăn trong việc chấp nhận bất cứ yêu cầu nào về khoản tài trợ bổ sung, bởi vì thị trường chứng khoán đã đưa cổ phiếu của Toshiba vào diện kiểm soát khi việc kiểm soát nội bộ không được cải thiện.

Theo nhiều nguồn tin cho biết, các luật sư về phá sản đã được tuyển dụng cho Westinghouse, nơi “ngốn” các khoản chi lớn tại 2 dự án của Mỹ ở Georgia và South Carolina. Toshiba đã lập một bản kiến nghị trị giá 6,3 tỷ USD cho công ty điện hạt nhân này và lo lắng về những tổn thất tiềm tàng của nó trong tương lai.

Trang báo Yomiuri đã thông báo vào thứ Sáu rằng, Nhà Trắng phản đối việc đệ trình đơn xin bảo hộ phá sản theo Chương 11 của công ty Westinghouse, trích dẫn một nguồn thông tin quen thuộc với các cuộc thảo luận của Bộ Thương mại Hoa Kỳ.

Tuy nhiên, Suga nói, ông không biết rằng đây là lập trường của Nhà Trắng.

Được biết, thoả thuận chia sẻ thông tin đã đạt được trong cuộc họp giữa Bộ trưởng Thương mại Nhật Bản, Hiroshige Seko và Bộ trưởng Thương mại Hoa Kỳ, Wilbur Ross cũng như các quan chức khác của Mỹ hôm thứ Năm vừa qua.

Tin bài liên quan