Roshni Nadar, Giám đốc điều hành của HCL Corp., người sẽ thừa hưởng rất nhiều tiền từ người cha tỷ phú Shiv Nadar. (Nguồn: Dhiraj Singh / Bloomberg)

Roshni Nadar, Giám đốc điều hành của HCL Corp., người sẽ thừa hưởng rất nhiều tiền từ người cha tỷ phú Shiv Nadar. (Nguồn: Dhiraj Singh / Bloomberg)

Mỗi tháng Ấn Độ có thêm 1 tỷ phú

Dựa trên số liệu của Forbes, Ấn Độ đã có 36 tỷ phú vào năm 2005. Năm 2010, tổng số là 55 tỷ phú và dự kiến trong 6 năm tới, Ấn Độ sẽ bổ sung 46 tỷ phú mới vào danh sách tỷ phú của họ.

Năm ngoái, Ấn Độ đã đạt được những thành tựu trong tăng trưởng nhờ lợi nhuận ở thị trường chứng khoán và khả năng kinh doanh của các doanh nghiệp công nghệ phục vụ cho nền công nghiệp đang phát triển và tầng lớp trung lưu ở Ấn Độ.

Số lượng người giàu Ấn Độ trong danh sách tỷ phú của Forbes đã tăng lên 101 người so với 84 người của năm trước, và trong khi tài sản của một số gia đình giàu có đang vơi bớt vì thế hệ kế cận không tiếp quản được việc kinh doanh của gia đình thì một số tỷ phú mới lên đang gia nhập danh sách một cách nhanh chóng.

Fakhri Ahmadov, giám đốc điều hành của công ty Ahmadoff & Company, một công ty tư vấn về tài sản của Anh cho biết: “Cứ 33 ngày, một tỷ phú Ấn Độ mới lọt vào danh sách tỷ phú.”

Từ năm 2005 đến năm 2016, nền kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng tới 170% trong khi kinh tế thế giới chỉ tăng khoảng 30%.

“Chúng tôi cứ nghĩ rằng nguồn vốn tư nhân ở Ấn Độ sẽ nằm trong tay những tỷ phú cũ chứ không phải là các doanh nhân tự tạo ra.

Tuy nhiên nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng, nguồn vốn này nằm trong tay các doanh nghiệp tự lập và nó tương đương khoảng 65% tài sản của các tỷ phú. Tỷ lệ này được giữ vững từ năm 2010”, ông nói.

Được biết, giảm thiểu đói nghèo cũng tạo ra những cơ hội mới cho các doanh nhân để họ vừa hiểu những nhu cầu cơ bản của xã hội vừa có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Do đó, y tế và dược phẩm đã bổ sung 10 nhà tạo lập doanh nghiệp vào danh sách tỷ phú của Forbes trong 7 năm qua, nhiều hơn bất kỳ ngành công nghiệp nào ở Ấn Độ.

Forbes cho biết, trong một báo cáo ngày 8/4 vừa qua, ngành bán lẻ cũng đã bổ sung thêm 7 tỷ phú khác trong thời gian đó.

Bên cạnh đó, tăng cường hệ thống ngân hàng cũng tạo ra cơ hội cho nền kinh tế thực sự phát triển. Nhờ sự gia tăng nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài cho cả nền kinh tế hàng hóa và vốn cổ phần của doanh nghiệp.

Một trong những người đàn ông giàu nhất Ấn Độ, Uday Kotak, đã thành lập ngân hàng Kotak Bank với giá trị tài sản ròng ước tính khoảng 8 tỷ USD.

Trong khi đó, tỷ phú Mukesh Ambani nổi tiếng với ngôi nhà khổng lồ của mình ở Mumbai được biết đến như Godzilla của bất động sản thành phố.

Đây là một trong những tòa nhà đắt nhất trên thế giới, có diện tích 4.532 m2 với hình dạng tòa tháp 27 tầng, trong đó có 6 tầng dành cho bãi đỗ xe, và một tầng dành cho sân bay trực thăng. Ambani là người giàu nhất Ấn Độ, với giá trị tài sản ròng là 23,2 tỷ USD từ ngành công nghiệp dầu khí.

Từ năm 2005 đến năm 2016, nền kinh tế Ấn Độ đã tăng trưởng tới 170% trong khi kinh tế thế giới chỉ tăng khoảng 30%.

Tuy nhiên, một số gia đình giàu có ở Ấn Độ như gia đình Sunil Mittal với trị giá tài sản khoảng 7,5 tỷ USD dự kiến sẽ bị chia bớt trong những năm tới.

Chủ gia đình này chia sẻ ông ước tính rằng chỉ một nửa người thừa kế trong gia đình mình làm được tỷ phú. Ông nói: “Tôi hy vọng khoảng 65 tỷ USD sẽ được chuyển cho các thành viên trong gia đình trong thập kỷ tới.

Tôi nghĩ rằng kế thừa và chuyển đổi tài sản là một vấn đề lớn, phức tạp đối với các tỷ phú cá nhân Ấn Độ, nhưng không phải là một vấn đề quan trọng so với sự giàu có mới được tạo ra. 65 tỷ USD chỉ chiếm 19% tổng tài sản của các tỷ phú Ấn Độ thôi.”

Tin bài liên quan