MeituPic có các chức năng giúp nhân vật trong ảnh hoặc video trông cao hơn, thon gọn và sở hữu làn da trắng chỉ sau vài thao tác đơn giản

MeituPic có các chức năng giúp nhân vật trong ảnh hoặc video trông cao hơn, thon gọn và sở hữu làn da trắng chỉ sau vài thao tác đơn giản

MeituPic thành công ty tỷ đô nhờ thời đại… “sống ảo”

(ĐTCK) Được mệnh danh là “công cụ thần thánh để chụp ảnh selfie”, ứng dụng MeituPic đã thu hút được 456 triệu người dùng, giúp hai nhà đồng sáng lập là Cai Wensheng và Wu Xinhong trở thành tỷ phú chỉ sau hơn 2 năm ra mắt.

Được thành lập vào năm 2008 tại thành phố Hạ Môn, Trung Quốc, Meitu (trong tiếng Trung có nghĩa là “bức ảnh đẹp”), là công ty chuyên phát triển các ứng dụng chụp ảnh selfie. Hai nhà đồng sáng lập Meitu hiện đang giữ chức Chủ tịch (Cai Wensheng) và Giám đốc điều hành (Wu Xinhong).

Các ứng dụng của Meitu có khả năng khiến cho người chụp trở nên đẹp hơn nhờ các hiệu ứng chỉnh sửa ảnh. Chỉ riêng trên Google Play, các ứng dụng tiêu biểu của Meitu như MeituPic, MakeupPlus, Beauty Camera đều có hàng chục triệu lượt tải về. Còn theo thông tin từ Meitu, có tới hơn 1 tỷ thiết bị di động trên toàn cầu đang dùng ứng dụng của họ.

"Vì là các ứng dụng chức năng nên khả năng tạo ra tiền mặt của Meitu không mạnh"

- Giám đốc điều hành Meitu
Wu Xinhong

Riêng với MeituPic, dù mới được công ty tung ra năm 2014, ứng dụng này đã nhanh chóng trở thành công cụ chỉnh sửa ảnh được sử dụng phổ biến tại Trung Quốc.

MeituPic có các chức năng giúp nhân vật trong ảnh hoặc video trông cao hơn, thon gọn và sở hữu làn da trắng chỉ sau vài thao tác đơn giản. Tính cho tới nay, MeituPic đã trở thành môt trong những ứng dụng chỉnh sửa ảnh được tải về nhiều nhất tại nhiều quốc gia ngoài Trung Quốc như Nga, Nhật Bản, Ấn Độ. Ứng dụng này cũng đang được tập trung phát triển tại thị trường Hoa Kỳ và Đông Nam Á.

Ban đầu, hai nhà sáng lập không đưa quảng cáo vào MeituPic nhằm bảo vệ trải nghiệm của người dùng. Hiện tại, 95% doanh thu của Meitu đến từ việc bán smartphone sản xuất chuyên để chụp ảnh selfie là Meitu T8. Chiếc smartphone này sử dụng AI (trí tuệ nhân tạo) để phân tích màu da, độ tuổi, giới tính của người chụp, sau đó kết hợp với các thuật toán và cho ra đời những bức ảnh selfie đẹp hơn.

MeituPic thành công ty tỷ đô nhờ thời đại… “sống ảo” ảnh 1

Các nhà đầu tư đánh giá rằng, dù không mang lại lợi nhuận khủng, giá trị của Meitu nằm ở lượng khách hàng trung thành đông đảo. Young Guo, một đối tác tại IDG Trung Quốc nhận định Meitu sẽ “ăn nên làm ra” bởi sản phẩm của họ bắt kịp xu hướng và đáp ứng được nhu cầu lâu dài của xã hội.

Chủ tịch Cai Wensheng và Giám đốc điều hành (CEO) Wu Xinhong cũng kỳ vọng rằng công ty có thể sớm tạo ra lợi nhuận từ quảng cáo hoặc thương mại điện tử. Meitu đang cố gắng xây dựng Meipai - một nền tảng chia sẻ video, nhằm khiến người dùng dành nhiều thời gian hơn cho các sản phẩm của công ty. Meipai được kỳ vọng sẽ giúp tăng lượng truy cập cho các trang thương mại điện tử sau này của Meitu.

“Vì là các ứng dụng chức năng nên khả năng tạo ra tiền mặt của Meitu không mạnh”, Wu Xinhong nói, “Nhưng công ty đang cố gắng kiếm tiền từ lượng người dùng đông đảo của mình. Và nếu có thể đạt được bước đột phá trong các mảng như nội dung, thương mại điện tử hay mạng xã hội, công ty sẽ dễ dàng tạo ra nguồn thu hơn”.

MeituPic thành công ty tỷ đô nhờ thời đại… “sống ảo” ảnh 2

Các lãnh đạo cao cấp của Meitu, từ trái qua phải: Giám đốc tài chính Gary Ngan, Chủ tịch Cai Wensheng và Giám đốc điều hành Wu Xinhong

Thương vụ IPO tại sàn chứng khoán Hồng Kông hồi tháng 12/2016 là thương vụ IPO công nghệ lớn nhất của Hồng Kông trong một thập kỷ gần đây. Thời điểm đó, thương hiệu công ty được định giá tới 4,6 tỷ USD. Các nhà phân tích gọi Meitu giống như một phép thử nhằm kiểm tra tiềm năng tác động trên quy mô toàn cầu của các ứng dụng đến từ Trung Quốc.

Việc niêm yết trên sàn chứng khoán Hồng Kông cũng giúp công ty có nhiều cơ hội nhận được các khoản đầu tư từ nước ngoài hơn. Công ty đã gọi vốn được 629 triệu USD sau khi lên sàn.

“Thật khó cho người Trung Quốc để đến Mỹ và mở các tài khoản môi giới chứng khoán, nhưng nhờ liên kết giữa hai sàn Thâm Quyến - Hồng Kông, giờ đây mọi người tất cả mọi người đều có thể mua cổ phiếu của chúng tôi”, Cai Wensheng nói.

“Các cổ phiếu của Meitu đã tăng lên sau khi được bổ sung vào liên kết Thâm Quyến - Hồng Kông, bởi vì các nhà đầu tư Trung Quốc có triển vọng tích cực hơn về khả năng kiếm tiền của mình”, Yu Jianpeng, nhà phân tích của hãng ICBC International Research tại Hồng Kông nhận xét.

Cổ phiếu của Meitu thực sự đã liên tục tăng mạnh trong thời gian gần đây, giúp cho cả hai nhà đồng sáng lập công ty trở thành tỷ phú. Theo ước tính của Bloomberg, khối tài sản hiện tại của Chủ tịch Cai Wensheng là 2,7 tỷ USD, còn của CEO Wu Xinhong là 1,1 tỷ USD.

Tin bài liên quan