Lãi suất âm có tác động thế nào trong mắt các nhà kinh tế học?

Lãi suất âm có tác động thế nào trong mắt các nhà kinh tế học?

(ĐTCK) Bloomberg đã tiến hành khảo sát 63 nhà kinh tế học chuyên theo dõi ngân hàng trung ương tại khu vực đồng euro, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Thụy Điển và hiện tại có thêm Nhật Bản nhằm đánh giá những tác động, sự hiệu quả của việc áp dụng lãi suất âm.

Theo kết quả khảo sát, mức lãi suất dưới 0 được cho rằng sẽ phát huy tác dụng tốt hơn đối với những nền kinh tế mở, nhỏ, phải đối mặt với các thử thách từ thị trường ngoại hối thay vì nền kinh tế lớn đang cố gắng thúc đẩy sự tăng trưởng hoặc đối phó với giá cả sụp đổ.

Mức độ phát huy hiệu quả

90% số nhà kinh tế học tham gia khảo sát đánh giá cao cách thức sử dụng của Ngân hàng Trung ương Đan Mạch, tiếp theo đó là 70% dành cho Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ đối với việc áp dụng lãi suất âm. Điểm tương đồng giữa 2 quốc gia này khá rõ ràng, cả 2 đều có một nền kinh tế mở, áp dụng mức lãi suất âm nhằm kiểm soát tốt hơn đồng nội tệ của mình.

Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) áp dụng mức lãi suất tiền gửi xuống dưới 0% vào năm 2014, một phần trong kế hoạch dài hạn nhằm tránh giảm phát và thúc đẩy cho vay của Thống đốc Mario Draghi. Tuy nhiên, hiện tại lạm phát tại khu vực đồng euro vẫn ở mức âm, bất chấp tuyên bố của các nhà chính sách rằng lạm phát sẽ tăng trong vài tháng tới. Đây chính là lý do chỉ có hơn 40% số nhà kinh tế học đánh giá tích cực hiệu quả của chính sách này đối với ECB.

Lãi suất âm có tác động thế nào trong mắt các nhà kinh tế học? ảnh 1

 Các nhà kinh tế học đánh giá mức độ hiểu quả đối với việc sử dụng lãi suất âm tại các quốc gia và khu vực

Thụy Điển gia nhập câu lạc bộ lãi suất âm vào năm ngoái, với mục tiêu thoát ra khỏi giảm phát tuy nhiên, màn biểu diễn của quốc gia này thậm chí còn tệ hơn cả ECB trong con mắt của các chuyên gia kinh tế.

Nhật Bản là quốc gia mới nhất áp dụng lãi suất âm, khi công bố chính sách này vào tháng trước. Chỉ có 27% số chuyên gia kinh tế cho rằng quyết định bất ngờ của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ giúp chống lại giảm phát hoặc hồi sinh được nền kinh tế Nhật Bản.

Liệu lãi suất có giảm thêm?

Theo các nhà kinh tế học, Ngân hàng trung ương Thụy Điển và Đan Mạch đã chạm tới mức tối đa, trong khi cho rằng ECB sẽ giảm thêm 20 điểm cơ bản nữa. Đối với Nhật Bản, theo đánh giá trung bình của các chuyên gia, BOJ sẽ giảm thêm 0,3% nữa.

Ngân hàng Trung ương Thụy Sỹ được đánh giá sẽ sẵn sàng đi xa hơn nữa so với những quốc gia hiện đang áp dụng mức lãi suất âm, khi có thể giảm lãi suất thêm 1% nữa. Với mức dao động 25 điểm cơ bản, đồng nghĩa với việc Thụy Sỹ có thể giảm lãi suất tới 1,25% nếu cần thiết.

Kéo dài tới năm 2018

Cả 5 ngân hàng trung ương kể trên được cho rằng sẽ duy trì mức lãi suất dưới 0% cho tới ít nhất năm 2018. Trong số đó, Đan Mạch được xem rằng sẽ sống với mức lãi suất âm với thời gian dài nhất, trong 5,5 năm tới, so với mức trung bình 4 năm tại khu vực đồng euro và Thụy Sỹ và 3 năm đối với Thụy Điển và Nhật Bản.

Lãi suất âm có tác động thế nào trong mắt các nhà kinh tế học? ảnh 2

 Mức lãi suất âm sẽ được các quốc gia và khu vực này sử dụng cho tới ít nhất là năm 2018
Tin bài liên quan