Việc hạ lãi suất cho thấy Chính phủ Trung Quốc lo ngại về mục tiêu tăng trưởng 7%

Việc hạ lãi suất cho thấy Chính phủ Trung Quốc lo ngại về mục tiêu tăng trưởng 7%

Kinh tế Trung Quốc thiếu bền vững trong mắt các chuyên gia kinh tế

(ĐTCK) Trung Quốc hạ lãi suất lần thứ sáu trong năm, số liệu tăng trưởng GDP, thúc đẩy vị thế của đồng nhân dân tệ (NDT) trong rổ tiền tệ của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Hội nghị Trung ương 5 diễn ra tại Bắc Kinh đặt nền móng cho kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm (2016-2020), đây là những chủ đề chính mà các chuyên gia và giới đầu tư đang quan tâm. Dưới đây là một số vấn đề được đặt ra cùng câu trả lời của các chuyên gia kinh tế hàng đầu.

Liệu cắt giảm lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc có phải cách tiếp cận phù hợp cho Trung Quốc?

John Silvia, nhà kinh tế trưởng tại Wells Fargo tỏ ra nghi ngờ động thái Trung Quốc hạ lãi suất và tỷ lệ dự trữ bắt buộc liệu có tạo động lực hỗ trợ cần thiết cho hoạt động kinh doanh.

Quá trình chuyển đổi kinh tế Trung Quốc có thể diễn ra trong vòng 5-20 năm. Các cải cách cấu trúc và quy định là sự tiếp cận dài hạn nhằm thay đổi và cải thiện nền kinh tế. Điều chỉnh lãi suất là một bước đi mang tính chu kỳ và ngắn hạn. Trên lý thuyết, nó sẽ giúp ích cho lĩnh vực bất động sản và các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME), vốn phụ thuộc đáng kể vào tiếp cận tín dụng. Tuy nhiên, liệu các ngân hàng có sẵn sàng nâng lãi suất tiền gửi để hút vốn hay không.  Họ sẽ chỉ làm vậy khi tin tưởng có thể sử dụng số vốn này để tái đầu tư. Nếu nền kinh tế thực sự tăng trưởng chậm hơn dự đoán thì quy trình lưu thông vốn sẽ không hiệu quả. Vì thế, chuyên gia này nghi ngờ về khả năng dòng vốn có thể chảy vào các SME. 

Kế hoạch 5 năm tới sẽ khác biệt như thế nào?

Vasu Menon, Phó Chủ tịch Quỹ quản lý tài chính OCBC lưu ý tới một số điểm trong kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm của Trung Quốc.

Chính phủ Trung Quốc đang đối mặt với thách thức khi nền kinh tế tăng trưởng chậm lại đáng kể. Đó không chỉ là vấn đề cải cách, mà đồng thời phải duy trì được nhịp độ tăng trưởng ổn định. Bởi vậy, nhân tố cân bằng là rất quan trọng. Bắc Kinh đang cố gắng tái cân bằng nền kinh tế và liệu họ có thể thực hiện được điều đó hay không khi tăng trưởng kinh tế không được đảm bảo?

Một điểm quan trọng là Trung Quốc đang thúc đẩy quá trình đưa đồng NDT vào rổ tiền tệ của IMF, để đồng nội tệ của nước này là một đồng tiền có vị thế trong quyền rút vốn đặc biệt; cũng như tự do hóa thị trường tiền tệ và thị trường tài chính. Đây là những vấn đề mà kế hoạch 5 năm của Trung Quốc phải giải quyết. 

Liệu Trung Quốc có nên theo đuổi chính sách lãi suất thấp?

Zhang Zhiwei, nhà kinh tế trưởng tại Deutsche Bank nhận định, bước đi của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) cho thấy giới lãnh đạo nước này đã quan ngại hơn về mục tiêu tăng trưởng kinh tế.

Một nền kinh tế phụ thuộc quá mức vào nguồn lực tín dụng có thể rơi vào tình trạng mắc nợ. Trung Quốc không hề muốn điều đó. Họ đã phát đi tín hiệu trên các thị trường rằng sẽ hạn chế nguy cơ nền kinh tế tăng trưởng chậm lại hơn nữa. Hạ lãi suất là một trong những giải pháp, song song với các biện pháp bình ổn khác. Chính sách lãi suất “cực thấp” có khả năng xảy ra, nhưng chắc chắn nó sẽ tạo ra một số vấn đề đáng ngại.

Bước đi hạ lãi suất là bất ngờ và điều đó cho thấy chính phủ Đại lục lo ngại về mục tiêu tăng trưởng 7%. Số liệu GDP quý III có thể coi là một cú sốc với các nhà hoạch định chính sách và điều này cần phải nhanh chóng cải thiện trong quý IV. 

Về quá trình thúc đẩy tự do thị trường tài chính và đồng NDT

Trung Quốc đã thực hiện một loạt bước đi nhằm tự do hóa thị trường tài chính, như kết nối thị trường chứng khoán Hong Kong -Thượng Hải. Tháng Tám vừa qua, Trung Quốc cũng thay đổi cơ chế tỷ giá đồng NDT, đây là một bước đi hướng tới tự do hóa các hoạt động của hệ thống tài chính. Truyền thông quốc tế cho rằng, IMF đang cân nhắc đưa NDT vào rổ tiền tệ. Tuy nhiên, chính sách tiền tệ nới lỏng có thể còn diễn ra, một khi tăng trưởng kinh tế Trung Quốc vẫn chậm chạp.

Tin bài liên quan