Khủng bố tại London nhắc nước Anh về sự an toàn sau Brexit

Khủng bố tại London nhắc nước Anh về sự an toàn sau Brexit

(ĐTCK) Vụ tấn công khủng bố bên ngoài tòa nhà quốc hội Anh vừa qua đã khiến Thủ tướng Anh Theresa May phải giật mình nghĩ tới các mối đe dọa an ninh sau này, khi nước Anh không còn là một phần của Liên minh châu Âu (EU).

Sự kiện cảnh báo

Vụ khủng bố ngay bên ngoài tòa nhà quốc hội khiến 5 người chết, 40 người bị thương là vụ tấn công tồi tệ nhất của nước Anh kể từ năm 2005, diễn ra đúng một tuần trước khi chính phủ Anh bắt đầu thực hiện Brexit – rời khỏi EU.

Hiện tại, nước Anh vẫn đang nhận được những lời đề nghị giúp đỡ từ phía các đồng minh EU, tuy nhiên, trong tương lai, việc mối quan hệ với các quốc gia EU kéo dài suốt 40 năm qua chấm dứt sẽ đưa vương quốc này vào trạng thái “cô độc”.

Bà Theresa May, hiện còn 8 tháng nữa trong vai trò bảo vệ sự an toàn của nước Anh, sẽ cần nhiều nỗ lực để duy trì sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các thành viên EU trong vấn đề an ninh, chống khủng bố trong khu vực, từ Paris tới Berlin.

Khủng bố tại London nhắc nước Anh về sự an toàn sau Brexit ảnh 1

 Vụ khủng bố bên ngoài tòa nhà quốc hội là sự kiện tấn công tồi tệ nhất nước Anh kể từ năm 2005

Theo các chuyên gia an ninh, rất nhiều người theo xu hướng khủng bố từ EU tới các quốc gia như Iraq, Syria và không ai biết số lượng bao nhiêu người quay trở lại. Do đó, thử thách mà cơ quan an ninh châu Âu phải đối mặt là vô cùng lớn.

Mới đây nhất, nước Anh thể hiện việc đã sẵn sàng tự bảo vệ mình bằng cách nối bước Mỹ cấm các thiết bị điện tử trên các chuyến bay tới quốc gia này từ 6 nước vùng Trung Đông. Lý do được đưa ra là bởi các tổ chức khủng bố như IS, al-Qaeda có thể giấu bom bên trong những đồ dùng điện tử như laptop.

Nước Anh cô độc

Hiện tại, nước Anh không có một thỏa thuận chia sẻ các thông tin an ninh, tình báo nào với các quốc gia bên ngoài EU, kể cả khối liên minh tình báo “Five Eyes” giữa Mỹ, Australia, Canada, Anh và New Zealand.

Nước Anh đang là thành viên của Europol, tổ chức giúp cảnh sát truy bắt tội phạm xuyên biên giới, và đã ký hiệp ước với Hệ thống Đảm bảo việc bắt giữ tại châu Âu, nơi các quốc gia thành viên EU cam kết sẽ dẫn độ tội phậm. Các quốc gia EU đồng thời cũng chia sẻ thông tin về nghi phạm qua hiệp ước này.

Tuy nhiên, Trung tâm Cải cách châu Âu (CER) cho biết, nước Anh không thể là thành viên của hiệp ước trên nếu không phải là thành viên của EU. Đồng thời, EU chỉ có thể chia sẻ thông tin trong điều kiện an toàn, nếu nước Anh là “người ngoài”, điều này khó có thể xảy ra.

“Cảnh sát Anh sẽ không thể truy cập vào cơ sở dữ liệu của cộng đồng châu Âu, không thể sử dụng hệ thống thông tin Schengen một cách nhanh chóng để kiểm tra nhân dạng của nghi phạm hay phương tiện giao thông”, Phó chủ tịch CER cho biết.

Tin bài liên quan