Khu kinh tế Thượng Hải, bí quyết để tạo thành hình mẫu

Khu kinh tế Thượng Hải, bí quyết để tạo thành hình mẫu

(ĐTCK) Khu vực Thương mại tự do Thượng Hải (Shanghai FTZ) mà Bí thư Đinh La Thăng lấy làm hình mẫu phát triển cho TP HCM được thành lập để thử nghiệm hàng loạt chính sách mở cửa Trung Quốc.

    Đặc khu kinh tế (special economic zone - SEZ) là khái niệm chỉ một khu vực trong một quốc gia mà sẽ tuân theo các quy định kinh tế khác với cả nước. Thông thường, những quy định này có xu hướng nghiêng về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Hoạt động kinh doanh trong một SEZ cũng có nghĩa công ty đó sẽ nhận được các ưu đãi về thuế, nhập khẩu, thủ tục hải quan và nhiều quy định kiểm soát khác.

    Theo Economist, đến giữa năm 2015, cứ 4 quốc gia trên thế giới thì lại có 3 thành lập ít nhất một đặc khu kinh tế. Toàn cầu hiện có hơn 4.300 SEZ và được dự báo còn tăng.

    Trung Quốc phát triển đặc khu kinh tế từ đầu thập niên 80. Khi đó, chiến lược cải tổ theo định hướng thị trường được áp dụng cho một số SEZ, như Thâm Quyến. Theo số liệu của World Bank, đến năm 2014, Trung Quốc có 6 đặc khu kinh tế.

    Đến giữa năm 2015, cứ 4 quốc gia trên thế giới thì lại có 3 thành lập ít nhất một đặc khu kinh tế. Toàn cầu hiện có hơn 4.300 SEZ và được dự báo còn tăng.

    Các SEZ tại đây khá đa dạng về quy mô và chức năng. Một số thiết kế theo vị trí địa lý, để thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế đặc biệt. Số khác là các khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu phát triển công nghệ nhằm hỗ trợ việc thử nghiệm và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực.

    Các SEZ đóng góp khá lớn vào sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Do họ được thử nghiệm các biện pháp cải tổ, đóng vai trò là chất xúc tác để phân phối hiệu quả nguồn lực trong nước và quốc tế. Vài năm gần đây, SEZ đóng góp tới 22% GDP Trung Quốc, 45% tổng FDI và 60% xuất khẩu. SEZ được dự báo tạo thêm 30 triệu việc làm cho nước này, tăng thu nhập của nông dân tham gia hoạt động có liên quan lên thêm 30%, tăng tốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và đô thị hóa.

    Khu kinh tế Thượng Hải, bí quyết để tạo thành hình mẫu ảnh 1

     Cảng Yangshan trong Shanghai Free Trade Zone

    Theo Economist, đến giữa năm 2015, cứ 4 quốc gia trên thế giới thì lại có 3 thành lập ít nhất một đặc khu kinh tế. Toàn cầu hiện có hơn 4.300 SEZ và được dự báo còn tăng.

    Trung Quốc phát triển đặc khu kinh tế từ đầu thập niên 80. Khi đó, chiến lược cải tổ theo định hướng thị trường được áp dụng cho một số SEZ, như Thâm Quyến. Theo số liệu của World Bank, đến năm 2014, Trung Quốc có 6 đặc khu kinh tế.

    Các SEZ tại đây khá đa dạng về quy mô và chức năng. Một số thiết kế theo vị trí địa lý, để thực hiện các chính sách hỗ trợ kinh tế đặc biệt. Số khác là các khu thương mại tự do, khu công nghiệp, khu phát triển công nghệ nhằm hỗ trợ việc thử nghiệm và sáng tạo trong nhiều lĩnh vực.

    Các SEZ đóng góp khá lớn vào sự phát triển kinh tế của Trung Quốc. Do họ được thử nghiệm các biện pháp cải tổ, đóng vai trò là chất xúc tác để phân phối hiệu quả nguồn lực trong nước và quốc tế. Vài năm gần đây, SEZ đóng góp tới 22% GDP Trung Quốc, 45% tổng FDI và 60% xuất khẩu. SEZ được dự báo tạo thêm 30 triệu việc làm cho nước này, tăng thu nhập của nông dân tham gia hoạt động có liên quan lên thêm 30%, tăng tốc công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và đô thị hóa.

    Tin bài liên quan