Kết quả tìm kiếm Google cho thấy năm 2016 đầy biến động tại châu Á

Kết quả tìm kiếm Google cho thấy năm 2016 đầy biến động tại châu Á

(ĐTCK) Số liệu từ Asia’s Google cho thấy một năm 2016 đầy biến động tại châu Á. Dưới đây là những tìm kiếm nổi bật trong năm 2016.

Những thay đổi chính sách thương mại vì ông Trump 

Với chiến thắng đầy ngạc nhiên của ứng cử viên Donald Trump vào cuối tháng 11, cái tên Trump đã trở thành một trong những từ khóa thông dụng nhất được tìm kiếm trên toàn thế giới. 

Thế nhưng các kết quả tìm kiếm liên quan đến vị tổng thống mới này cho thấy những mối quan tâm khác nhau ở từng khu vực. Trong đó, các nước châu Á thể hiện sự quan tâm lớn tới Hiệp định Thương mại xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Mối quan tâm này hoàn toàn có thể lý giải được khi tính đến viễn cảnh rất có thể ông Trump sẽ đưa Mỹ rút lui khỏi hiệp định này.

Kết quả tìm kiếm Google cho thấy năm 2016 đầy biến động tại châu Á ảnh 1

 Khu vực châu Á tìm kiếm về ông Trump và TPP nhiều hơn các khu vực khác

Dữ liệu cũng tiết lộ người dùng Google trong khu vực châu Á không mấy quan tâm tới các chính sách đối ngoại mới của vị tân tổng thống. Mức độ thường xuyên của các tìm kiếm liên quan tới “Foreign Policies – Chính sách đối ngoại” của ông Trump chỉ chiếm 19% so với người dùng tại các nước châu Âu. 

Thị trường vốn Trung Quốc 

Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán Trung Quốc vào mùa hè năm 2015 đã kéo theo sự bốc hơi của 5 nghìn tỷ USD. Chưa dừng lại ở đó, những đợt giảm mạnh mẽ liên tiếp kể từ 23/1/2016 đã khiến thị trường buộc phải đóng cửa liên tục.

Hai sự kiện sốc liên tiếp này đã hướng nhiều ánh mắt tiêu cực vào thị trường chứng khoán Trung Quốc trong suốt thời gian dài.

Trong năm 2016, tình hình có vẻ đã trở nên bình lặng hơn khi số lượng những kết quả tìm kiếm toàn cầu liên quan tới các giao dịch chứng khoán Trung Quốc đã giảm dần.

Kết quả tìm kiếm Google cho thấy năm 2016 đầy biến động tại châu Á ảnh 2

 Từ khóa tìm kiếm liên quan tới thị trường chứng khoán Thượng Hải và Thẩm Quyến giảm dần

Những kết quả tìm kiếm trong thời gian gần đây đặt trọng tâm nhiều hơn đến tình trạng các nhà đầu tư nước ngoài đang ráo riết rút vốn khỏi Trung Quốc và cuộc chiến của Bắc Kinh với việc đồng nhân dân tệ đang dần mất giá.

Tháng 11 vừa qua, quỹ dự trữ ngoại tệ của quốc gia có ngân khố lớn nhất thế giới này đã giảm xuống mức thất nhất kể từ đợt tháng 1/2016 với 3,05 nghìn tỷ USD, do đồng nhân dân tệ giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 8 năm.

Điều này cho thấy tình trạng các vấn về về thị trường vốn đã thay thế cho những thắc mắc về thị trường chứng khoán Trung Quốc. 

Ấn Độ đổi tiền 

Sau quyết định đột ngột của Thủ tưởng Ấn Độ Narendra Modi liên quan đến việc vô hiệu hóa tờ tiền 500 và 1.000 Rupee, “demonatization - phá giá tiền tệ” đã trở thành từ khóa phổ biến nhất trong các tìm kiếm liên quan tới thị trường tài chính Ấn Độ.

Sau thông báo ngày 8/11, người dân nước này đã tích cực tìm kiếm những thông tin liên quan đến “ATM”, “Paytm” hay “Hạn mức rút”.

Kết quả tìm kiếm Google cho thấy năm 2016 đầy biến động tại châu Á ảnh 3

 Các tìm kiếm về ATM, Paytm và hạn mức rút tiền tăng mạnh tại Ấn Độ

Trong khi mối quan tâm đến việc thanh toán điện tử vẫn luôn ở mức cao, “cơn sốt” vàng cũng tăng vọt trong tháng vừa qua. Tầng lớp giàu có tại Ấn Độ đang ráo riết đổi tiền mặt thành các tài sản ổn định hơn như vàng hay các kim loại quý khác. 

Lạm phát 

1/2016, sau quyết định hạ lãi suất cơ bản lần đầu tiên trong suốt 11 tháng, Ngân hàng Trung ương Indonesia đã trở thành một trong những ngân hàng mạnh tay nới lỏng tiền tệ nhất với 5 lần hạ lãi suất liên tiếp. 

Đợt hạ lãi suất kể từ tháng 1 đã kéo theo sự suy giảm trong đà tăng trưởng giá tiêu dùng. Điều này đã khiến cho những tìm kiếm liên quan đến cụm từ “inflation – lạm phát” tăng mạnh.

Kết quả tìm kiếm Google cho thấy năm 2016 đầy biến động tại châu Á ảnh 4

 Tìm kiếm về lạm phát tăng mạnh tại Indonesia khi nước này tích cực nới lỏng tiền tệ

Cụm từ khóa này cũng trở nên phổ biến ở Ấn Độ, ngay sau thông báo lệnh cấm sử dụng các đồng tiền mệnh giá cao. Việc thu hồi tiền tệ đã dẫn đến tình trạng thiếu lượng tiền mặt. Điều này được dự đoán sẽ “làm nguội” đi phần nào giá tiêu dùng. 

Trong khi đó ở Nhật Bản, chính phủ nước này đang thúc đấy lạm phát trong mấy năm qua. Tuy nhiên, dù cho chính sách lãi suất âm được áp dụng kể từ 1/2016, hành động này được đánh giá không tạo được ảnh hưởng lớn như mong đợi đối với việc tăng giá tiêu dùng. 

Chính sách đối nội 

2016 được coi là một năm khó khăn đối với các chính trị gia châu Á. 

Sức ép từ vụ bê bối liên quan đến người bạn thân đã khiến tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã phải đối mặt với những buổi luận tội của Quốc hội đầu tháng này.

Trong khi đó, những cơn giận của người dân Ấn Độ đối với cuộc cải cách tiền tệ đã đặt ông Narendra Modi trong trạng thái căng thẳng trong suốt thời gian qua.

Kết quả tìm kiếm Google cho thấy năm 2016 đầy biến động tại châu Á ảnh 5

Việc tìm kiếm về các chính khách châu Á tăng đột biến

Ở một diễn biến khác, người dùng Google trên khắp thế giới đang bày tỏ sự quan tâm đối với Tổng thống Philippiné Rodrigo Duterte kể từ chiến thắng của ông trong cuộc bầu cử hồi tháng 5.

Những tranh cãi về Tổng thống Rodrigo Duterte chủ yếu xoay quanh những động thái chống đối của ông với Tổng thống Obama và Liên hợp quốc liên quan đến vấn đề giải quyết vấn nạn ma túy ở Philippines.

Tin bài liên quan