Giới đầu tư đang dồn sự chú ý vào cuộc họp của Fed (Ảnh minh họa: AFP)

Giới đầu tư đang dồn sự chú ý vào cuộc họp của Fed (Ảnh minh họa: AFP)

Giới đầu tư nín thở chờ Fed

(ĐTCK) Chờ đợi cuộc họp của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed), giới đầu tư chỉ giao dịch cầm chừng, khiến cả chứng khoán và giá vàng lình xình trong biên độ hẹp.

Giá dầu thô tiếp tục có phiên giảm trong ngày thứ Ba, gây ít nhiều khó khăn cho chứng khoán. Tuy nhiên, giống như phiên đầu tuần, phố Wall chỉ lình xình và đóng cửa gần như không đổi khi nhà đầu tư đang chờ đợi cuộc họp của Fed và các dữ liệu kinh tế của Mỹ sắp công bố.

Kết thúc phiên 15/3, chỉ số Dow Jones tăng 22,4 điểm (+0,13%), lên 17.251,53 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 3,71 điểm (-0,18%), xuống 2.015,93 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 21,61 điểm (-0,45%), xuống 4.728,67 điểm.

Sau khi nhận được sự hỗ trợ của nhóm cổ phiếu hàng hóa, chứng khoán châu Âu phiên thứ Ba quay đầu giảm điểm cũng do tác động của nhóm cổ phiếu này. Thông tin từ Nhật Bản khiến giá một số loại hàng hóa nguyên liệu giảm, cùng giá dầu thô tiếp tục hạ nhiệt, đẩy cổ phiếu hàng hóa nguyên liệu đảo chiều.

Kết thúc phiên 15/3, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 34,6 điểm (-0,56%), xuống 6.139,97 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 56,41 điểm (-0,56%), xuống 9.933,85 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 33,96 điểm (-0,75%), xuống 4.472,63 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, việc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản không thay đổi chính sách tiền tệ, nhưng đưa ra cái nhìn ảm đạm về nền kinh tế khiến chứng khoán Nhật Bản giảm khá mạnh. Chứng khoán Hồng Kông cũng đảo chiều giảm trong phiên thứ Ba, trong khi chứng khoán Trung Quốc một lần nữa đảo chiều thành công vào phút cuối phiên.

Kết thúc phiên 15/3, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 116,68 điểm (-0,68%), lên 17.117,07  điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 146,57 điểm (-0,72%), xuống 20.288,77 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tăng 4,87 điểm (+0,17%), lên 2.864,37 điểm.  

Cũng như thị trường chứng khoán, chờ đợi kết quả cuộc họp của Fed khiến giá vàng chỉ lình xình trong phiên thứ Ba và tiếp tục có phiên giảm giá thứ 3 liên tiếp, nhưng mức giảm nhẹ hơn nhiều so với 2 phiên trước đó.

Kết thúc phiên 15/3, giá vàng giao ngay giảm 3,2 USD (-0,26%), xuống 1.231,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2016 giảm 14,1 USD (-1,13%), xuống 1.231,0 USD/ounce.

Lo ngại về kho dự trữ dầu thô của Mỹ tăng cao, cùng áp lực bán kỹ thuật sau 6 tuần tăng mạnh liên tiếp, giá dầu thô thế giới tiếp tục có phiên giảm giá trong ngày thứ Ba.

Kết thúc phiên 15/3, giá dầu thô Mỹ giảm 0,84 USD (-2,31%), xuống 36,34 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,79 USD (-2,04%), xuống 38,74 USD/thùng.

Tin bài liên quan