Ủy ban Thị trường mở Liên bang (FOMC), cơ quan hoạch định chính sách của Fed, dự kiến ngày 1/5 bắt đầu cuộc họp kéo dài hai ngày, trước đây đã “bóng gió” về khả năng sẽ tăng lãi suất ít nhất hai lần nữa trong năm nay.
Song kể từ tháng 2/2018 có nhiều tín hiệu cho thấy Fed có thể cân nhắc hành động với nhịp độ nhanh hơn. Các dữ liệu cho thấy Fed, dưới sự điều hành của tân Chủ tịch Jerome Powell, sẽ nâng lãi suất bốn lần trong năm nay, khiến thị trường chứng khoán biến động mạnh.
Song kể từ tháng 2/2018 có nhiều tín hiệu cho thấy Fed có thể cân nhắc hành động với nhịp độ nhanh hơn. Các dữ liệu cho thấy Fed, dưới sự điều hành của tân Chủ tịch Jerome Powell, sẽ nâng lãi suất bốn lần trong năm nay, khiến thị trường chứng khoán biến động mạnh.
Fed dự kiến công bố kết quả cuộc họp vào ngày 2/5 và các nhà đầu tư được cho là sẽ dõi theo sát sao kết quả họp này để tìm kiếm dấu hiệu về mức độ quan tâm của các quan chức về xu hướng tăng lương và lạm phát của Mỹ.
Nhà kinh tế Joel Naroff trả lời phỏng vấn hãng tin AFP cho biết thị trường ở một mức độ nào đó không tin rằng Fed sẽ thực sự nâng 100 điểm cơ bản lãi suất trong một năm, vì đó không phải là con số nhỏ.
Kể từ khi FOMC quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm cơ bản, lên 1,5-1,75%, mức cao nhất trong một thập niên đồng thời là lần tăng lãi suất đầu tiên trong năm 2018, các dữ liệu kinh tế đều cho thấy nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ổn định và các dấu hiệu mức lương tại nước này đang tăng dần đều - nhân tố được cho là sẽ đẩy lạm phát lên theo.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã tăng mạnh hơn dự kiến ( 2,3%) trong quý 1/2018, qua đó củng cố những hy vọng về sức hồi phục vững vàng của nền kinh tế Mỹ trong phần còn lại của năm 2018.
Giới phân tích dự đoán kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng hơn 3% trong quý 2/2018. Chỉ số Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) lõi, không tính giá thực phẩm và nhiên liệu, của Mỹ hiện đã tăng vượt mức mục tiêu 2% Fed đề ra lên 2,5%, mức tính theo quý mạnh nhất kể từ năm 2007.
Ông Naroff cho rằng người đứng đầu Fed sẽ rất cẩn thận để không đẩy các thị trường vào cảnh lao dốc, diễn biến được cho rằng sẽ tác động đến niềm tin kinh doanh và gây tổn hại đến nền kinh tế thực.
Kể từ khi FOMC quyết định tăng lãi suất chủ chốt thêm 25 điểm cơ bản, lên 1,5-1,75%, mức cao nhất trong một thập niên đồng thời là lần tăng lãi suất đầu tiên trong năm 2018, các dữ liệu kinh tế đều cho thấy nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng ổn định và các dấu hiệu mức lương tại nước này đang tăng dần đều - nhân tố được cho là sẽ đẩy lạm phát lên theo.
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ đã tăng mạnh hơn dự kiến ( 2,3%) trong quý 1/2018, qua đó củng cố những hy vọng về sức hồi phục vững vàng của nền kinh tế Mỹ trong phần còn lại của năm 2018.
Giới phân tích dự đoán kinh tế Mỹ có thể tăng trưởng hơn 3% trong quý 2/2018. Chỉ số Chi tiêu Tiêu dùng Cá nhân (PCE) lõi, không tính giá thực phẩm và nhiên liệu, của Mỹ hiện đã tăng vượt mức mục tiêu 2% Fed đề ra lên 2,5%, mức tính theo quý mạnh nhất kể từ năm 2007.
Ông Naroff cho rằng người đứng đầu Fed sẽ rất cẩn thận để không đẩy các thị trường vào cảnh lao dốc, diễn biến được cho rằng sẽ tác động đến niềm tin kinh doanh và gây tổn hại đến nền kinh tế thực.