Niềm vui đã trở lại với phố Wall sau phiên điều chỉnh trước đó (Ảnh minh họa: AFP)

Niềm vui đã trở lại với phố Wall sau phiên điều chỉnh trước đó (Ảnh minh họa: AFP)

Dầu thô thắp lại niềm tin cho phố Wall

(ĐTCK) Sau khi giảm khá mạnh trong phiên thứ Tư do ảnh hưởng thông tin từ Fed, cũng như sự sụt giảm mạnh của cổ phiếu Apple và Boeing, phố Wall đã hồi phục trở lại trong phiên thứ Năm nhờ nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu thô lên mức cao nhất 3 tuần.

Sau phiên giảm khá mạnh hôm thứ Năm do ảnh hưởng thông tin từ Fed và kết quả kinh doanh đáng thất vọng của Apple và Boeing, phố Wall đã hồi phục trở lại trong phiên thứ Năm khi giá dầu tiếp tục tăng, lên mức cao nhất 3 tuần.

Giá dầu thô đã hỗ trợ cho phố Wall trong những phiên vừa qua, ngoại trừ phiên thứ Tư do ảnh hưởng của nhiều thông tin xấu.

Kết thúc phiên 28/1, chỉ số Dow Jones tăng 125,18 điểm (+0,79%), lên 16.069,64 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 10,41 điểm (+0,55%), lên 1.893,36 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 38,51 điểm (+0,86%), lên 4.506,68 điểm.

Trái ngược với phố Wall, chứng khoán châu Âu lại đảo chiều giảm khá mạnh trở lại trong phiên thứ Năm do ảnh hưởng tiêu cực từ kết quả kinh doanh kém khả quan của các doanh nghiệp ngành dược và ngân hàng.

Kết thúc phiên 28/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 58,59 điểm (-0,98%), xuống 5.931,78 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 241,23 điểm (-2,44%), xuống 9.639,59 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 58,20 điểm (-1,33%), xuống 4.322,16 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, sau khi hồi phục mạnh trong phiên thứ Tư, chứng khoán Nhật Bản đã đảo chiều giảm trở lại trong phiên thứ Năm do ảnh hưởng từ chứng khoán Mỹ và chờ đợi quyết định chính thức từ Ngân hàng Trung ương Nhật Bản.

Trong khi đó, chứng khoán Trung Quốc tiếp tục có phiên lao mạnh xuất phát từ những lo ngại về sức khỏe của nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới này. Tuy nhiên, chứng khoán Hồng Kông lại duy trì được sắc xanh, bất chấp sự hoảng loạn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Trung Quốc đại lục.

Kết thúc phiên 28/1, chỉ số Nikke 225 tại Nhật Bản giảm 122,47 điểm (-0,71%), xuống 17.041,45 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 143,38 điểm (+0,75%), lên 19.195,83 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 79,9 điểm (-2,92%), xuống 2.655,66 điểm.

Việc chứng khoán tăng trở lại đã hút lượng lớn dòng tiền trở lại với kênh đầu tư rủi ro, nhưng lợi nhuận lớn này, khiến giá vàng bị ảnh hưởng. Trong phiên thứ Năm, giá vàng đảo chiều giảm trở lại từ mức cao nhất 3 tháng trong phiên thứ Tư, bất chấp việc đồng USD giảm khá mạnh và giá dầu tiếp tục tăng giá.

Kết thúc phiên 28/1, giá vàng giao ngay giảm 9,7 USD (-0,86%), xuống 1.115,0 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2/2016 giảm 10,1 USD (-0,9%), xuống 1.115,6 USD/ounce.

Thông tin về việc Nga và OPEC đề xuất một cuộc gặp để bàn về việc cắt giảm sản lượng tiếp tục giúp giá dầu thô tăng trong phiên thứ Năm.

Kết thúc phiên 28/1, giá dầu thô Mỹ tăng 0,92 USD/thùng (+2,85%), lên 33,22 USD/thùng. Giá dầu thô Brent tăng 0,79 USD (+2,39%), lên 33,89 USD/thùng.

Tin bài liên quan