Phố Wall giằng co trong phiê đầu tuần do chịu nhiều thông tin trái ngược (Ảnh minh họa: AFP)

Phố Wall giằng co trong phiê đầu tuần do chịu nhiều thông tin trái ngược (Ảnh minh họa: AFP)

Dầu thô lao dốc, kéo chứng khoán giảm đồng loạt

(ĐTCK) Nghi ngờ về một thỏa thuận cắt giảm sản lượng của OPEC khiến giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh, xuống mức thấp nhất 1 tháng, góp phần kéo chứng khoán đồng loạt giảm trong phiên đầu tuần mới.

Phố Wall giằng co nhẹ trong phiên đầu tuần mới và đóng cửa ít thay đổi phía dưới tham chiếu trong phiên này do ảnh hưởng từ thông tin các thương vụ sáp nhập lớn, cũng như thông tin liên quan tới cuộc bầu cử tổng thống Mỹ diễn ra vào tuần tới.

General Electric cho biết, sẽ hợp nhất mảng kinh doanh dầu mỏ và khí đốt của mình với nhà cung cấp dịch vụ dầu mỏ Baker Hughes. Thông tin này khiến cổ phiếu của GE giảm 0,4%, còn Baker Hughes giảm tới 6,4%.

Trong khi đó, CenturyLink cho biết sẽ mua lại Level 3 Communications trong thỏa thuận trị giá 24 tỷ USD. Sau thông tin này, cổ phiếu của CenturyLink giẩm 12,5%, trong khi Level 3 Communications lại tăng 3,9%.

Ngoài thông tin sáp nhập, phố Wall cũng chịu ảnh hưởng bởi thông tin chi tiêu của người tiêu dùng Mỹ trong quý III tăng mạnh. Tuần nà,y Fed sẽ có cuộc họp 2 ngày bắt đầu tư thứ Ba.

Tuy nhiên, việc giá dầu thô giảm mạnh cũng ảnh hưởng tiêu cực tới nhóm cổ phiếu năng lượng, khiến phố Wall giảm trong những phút cuối phiên.

Kết thúc phiên 31/10, chỉ số Dow giảm 18,77 điểm (-0,10%), xuống 18.142,42 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 0,26 điểm (-0,01%), xuống 2.126,15 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,97 điểm (-0,01%), xuống 5.189,13 điểm.

Kết thúc tháng 10, chỉ số S&P 500 giảm tháng thứ 3 liên tiếp với mức giảm 1,9% và là tháng giảm tồi tệ nhất kể từ tháng Giêng. Tuy nhiên, tính kể từ đầu năm, chỉ số này vẫn có mức tăng tốt 4%.

Trên thị trường chứng khoán châu Âu, sau khi có 2 phiên trái chiều nhau, các chỉ số chính của khu vực đã tìm được tiếng nói chung, nhưng là cùng nhau giảm điểm khá mạnh trong phiên thứ Hai do ảnh hưởng từ nhóm cổ phiếu năng lượng khi giá dầu thô giảm, trong khi nhóm cổ phiếu ngân hàng không duy trì được đà tăng để hỗ trợ.

Kết thúc phiên 31/10, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 42,04 điểm (-0,60%), xuống 6.954,22 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 31,18 (-0,29%), xuống 10.665,01 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 39,42 điểm (-0,86%), xuống 4.509,26 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, chứng khoán Nhật Bản quay đầu giảm trong phiên đầu tuần do ảnh hưởng từ diễn biến kém lạc quan của chứng khoán Âu, Mỹ phiên trước đó. Dù trong tháng 10, chỉ số Nikkei 225 tăng 5,9%, nhưng thanh khoản của thị trường lại có tháng thấp nhất kể từ tháng 9/2012.

Tương tự, chứng khoán Hồng Kông và Trung Quốc đại lục cũng tiếp tục có phiên giảm điểm trong phiên đầu tuần, trong đó chứng khoán Hồng Kông giảm 1,6% trong tháng 10, kết thúc chuỗi 3 tháng tăng liên tiếp trước đó.

Kết thúc phiên 31/10, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 21,39 điểm (-0,12%), xuống 17.425,02 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 20,27 điểm (-0,09%), xuống 22.934,54 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng giảm 3,78 (-0,12), xuống 3.100,49 điểm.

Thông tin về việc FBI mở lại cuộc điều tra sử dụng hòm mail riêng của ứng viên tranh cử tống thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton khi bà còn là Ngoại trưởng Mỹ tiếp tục hỗ trợ cho giá vàng tăng trong phiên đầu tuần mới. Tuy nhiên, đà tăng bị hãm lại do ảnh hưởng của việc đồng USD hồi phục và giá dầu thô giảm mạnh.

Kết thúc phiên 31/10, giá vàng giao ngay tăng 2,3 USD (+0,18%), lên 1.277,0 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 12 giảm 2,9 USD (-0,23%), xuống 1.273,1 USD/ounce.

Việc đàm phán của các nước OPEC tại Áo về cắt giảm sản lượng chưa tìm được tiếng nói chung, làm giới đầu tư nghi ngờ về một thỏa thuận có thể đạt đươc, khiến giá dầu thô tiếp tục giảm mạnh trong phiên đầu tuần mới, xuống mức thấp nhất 1 tháng.

Kết thúc phiên 31/10, giá dầu thô Mỹ giảm 1,84 USD/thùng (-3,78%), xuống 46,86 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,41 USD (-2,84%), xuống 48,30 USD/thùng.

Tin bài liên quan