Phố Wall chấm dứt chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp trong tuần (Ảnh: AFP)

Phố Wall chấm dứt chuỗi 3 phiên tăng liên tiếp trong tuần (Ảnh: AFP)

Dầu thô kéo chứng khoán giảm trở lại, giá vàng biến động mạnh

(ĐTCK) Sau 2 phiên hồi phục ấn tượng, giá dầu thô đã giảm trở lại khi các nhà sản xuất dọa tăng sản lượng khi hội đàm Doha thất bại. Sự sụt giảm của giá dầu đã chặn đà tăng của chứng khoán. Trong khi đó, giá vàng với sự tác động của các yếu tố bên ngoài có phiên giao dịch đầy biến động.

Phố Wall có phiên mất điểm đầu tiên sau 4 phiên trong ngày thứ Năm do ảnh hưởng trái chiều từ các báo cáo kết quả kinh doanh.

Kết quả kinh doanh không như kỳ vọng của các đại gia như Alphabet, Travelers, Verizon đã ảnh hưởng tiêu cực tới phố Wall. Ngoài ra, giá dầu thô giảm hơn 2% trong phiên này cũng khiến phố Wall quay đầu.

Trong khi đó, thông tin kinh tế mới cho thấy sự suy giảm tăng trưởng kinh tế trong quý I của Mỹ chỉ là tạm thời.

Cụ thể, số người Mỹ nộp đơn xin trợ cấp thất nghiệp bất ngờ giảm 6.000 trong tuần kết thúc ngày 16/4, xuống mức 247.000 điều chỉnh theo mua, chạm mức thấp nhất kể từ năm tháng 11/1973.

Tỷ lệ thất nghiệp hiện nay đã được dưới 300.000, một ngưỡng gắn với điều kiện thị trường lao động lành mạnh, cho 59 tuần liên tiếp, dài nhất kể từ năm 1973.

Trong khi đó, một báo cáo khác hôm thứ Năm cho thấy sự suy yếu nhẹ trong hoạt động nhà máy ở khu vực giữa Đại Tây Dương vào tháng 4, nhưng các nhà sản xuất đã khá lạc quan về triển vọng kinh doanh trong sáu tháng tới.

Kết thúc phiên 21/4, chỉ số Dow Jones giảm 113,75 điểm (-0,63%), xuống 17.982,52 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 10,92 điểm (-0,52%), xuống 2.091,48 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 2,24 điểm (-0,05%), xuống 4.945,89 điểm.

Trái ngược với chứng khoán châu Á, chứng khoán châu Âu có phiên giảm nhẹ hôm thứ Năm sau thông tin từ Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB).

Chủ tịch ECB Mario Draghi bác bỏ những chỉ trích về chính sách tiền tệ siêu lỏng lẻo của Đức và tuyên bố, sẽ sử dụng tất cả các công cụ theo ý của mình cho “miễn là cần thiết”. Đồng thời cho biết, ECB sẽ bắt đầu thực hiện chương trình mua tài sản mới trong tháng 6. 

Theo Giuseppe Sersale, Giám đốc Quỹ Anthilia Capital Partners, mặc dù chi tiết về chương trình mua trái phiếu doanh nghiệp được xem tín hiệu tích cực, nhưng thực tế, Draghi đã không đề cập đến sức mạnh của đồng euro, là một mối quan tâm đè nặng trên cổ phiếu.

Ngoài ra, việc đại gia viễn thông của Thụy Điển là Ericsson và đại gia đồ uống của Pháp là Pernod báo cáo kết quả kinh doanh thất vọng cũng khiến chứng khoán châu Âu đảo chiều.

Kết thúc phiên 21/4, chỉ FTSE 100 tại Anh giảm 28,82 điểm (-0,45%), xuống 6.381,44 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 14,44 điểm (+0,14%), lên 10.435,73 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Phát giảm 9,09 điểm (-0,20%), xuống 4.582,83 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, việc đồng yên tiếp giảm và kỳ vọng Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) sẽ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ giúp chứng khoán Nhật Bản lên mức cao nhất 2 tháng rưỡi bất chấp nhóm cổ phiếu năng lượng suy giảm do giá dầu thô điều chỉnh.

Tương tự, chứng khoán Hồng Kông cũng tăng mạnh nhờ hiệu ứng tốt của giá dầu trong phiên trước đó, cũng như việc phố Wall và chứng khoán châu Âu tiếp lập các mức cao mới. Trong khi chứng khoán chứng khoán Trung Quốc đại lục tiếp tục giảm điểm trước sự lo sợ của các nhà đầu tư.

Kết thúc phiên 21/4, chỉ số Nikkei 225 tăng 457,08 điểm (+2,70%), lên 17.363,62 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 385,94 điểm (+1,82%), lên 21.622,25 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Trung Quốc giảm 19,69 điểm (-0,66%), xuống 2.952,89 điểm.

Trong khi chứng khoán có phiên giao dịch khá bình lặng, thì vàng lại có phiên đầy biến động. Trong phiên châu Á, châu Âu, phát biểu của ông Draghi về việc ECB chuẩn bị thực hiện chương trình kích thích kinh tế mới và gọi ý các chương trình mới có thể sẽ sẵn sàng được thực hiện giúp vàng tăng vọt lên trên mức 1.270 USD/ounce, mức cao nhất 5 tuần. Tuy nhiên, ngay sau đó giá vàng đã hạ nhiệt do áp lực chốt lời và đồng USD tăng trở lại. Ngoài ra, vào phiên Mỹ, thông tin về thị trường lao động tích cực của Mỹ cũng khiến vàng không thể có được phiên tăng mạnh khi chốt phiên thứ Năm.

Kết thúc phiên 21/4, giá vàng giao ngay tăng 3,7 USD (+0,30%), lên 1.248,0 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 giảm 4,1 USD (-0,33%), xuống 1.250,3 USD/ounce.

Sự thất bại trong cuộc hội đàm Doha khiến các nhà sản xuất lớn tự ái khi Nga và các nhà sản xuất lớn thuộc OPEC tuyên bố sẽ tăng sản lượng. Động thái này đã khiến giá dầu thô giảm mạnh trở lại trong phiên thứ Năm sau 2 phiên hồi phục mạnh trước đó.

Kết thúc phiên 21/4, giá dầu thô Mỹ giảm 1,00 USD (-2,32%), xuống 43,63 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,27 USD (-2,85%), xuống 44,53 USD/thùng.

Tin bài liên quan