Đàm phán Doha thất bại, các quốc gia năng lượng vẫn có lời

Đàm phán Doha thất bại, các quốc gia năng lượng vẫn có lời

(ĐTCK) Ngay cả khi các nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới không thể đạt được một thỏa thuận tạm ngừng nâng sản lượng nào tại Doha, doanh thu của họ vẫn tăng đột biến nhờ hội nghị này.

Kể từ thời điểm Nga và Ả Rập Xê út đạt được một thỏa thuận tạm giữ nguyên sản lượng ở mức trong tháng 1/2016 cho tới khi hội nghị các nhà sản xuất dầu mỏ lớn nhất thế giới tại Doha diễn ra  vào Chủ nhật (16/4) vừa qua, giá dầu đã tăng 29%, giúp các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ kể trên thu về hơn 32 tỷ USD doanh thu, theo số liệu của Bloomberg.

Đàm phán Doha thất bại, các quốc gia năng lượng vẫn có lời ảnh 1

 Ngay cả khi hội đàm thất bại, các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ vẫn được hưởng lợi nhờ giá dầu tăng

Bên cạnh đó, giá dầu tăng một phần nhờ sản lượng từ các quốc gia bên ngoài Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), bao gồm cả Mỹ đều cắt giảm hoạt động sản xuất, trong khi trục trặc về đường ống dẫn dầu tại Nigeria và Iraq cũng hạn chế bớt nguồn cung.

Giá dầu thô brent đã tăng 10 USD/thùng, lên mức 43 USD/thùng trong 2 tháng trước khi cuộc hội nghị tại Doha diễn ra. Tuy nhiên, hội nghị này đã chấm dứt đà tăng của giá dầu khi không đạt được một thỏa thuận nào.

Nhờ đà tăng ngắn vừa qua, doanh thu từ dầu mỏ của Nga đã tăng thêm 3,7 tỷ USD, trong khi Ả Rập Xê út thu về thêm 3,3 tỷ USD, Bloomberg tính toán dựa trên số liệu sản lượng của Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA). Ngay cả các quốc gia không có liên quan gì đến cuộc hội đàm cũng được hưởng lợi, chẳng hạn Mỹ đã thu về thêm 3 tỷ USD từ dầu mỏ trong 2 tháng vừa qua, trong khi Canada thu về thêm 1,5 tỷ USD.

Tin bài liên quan