Chamath Palihapitiya, từng là phó chủ tịch phụ trách mảng tăng trưởng người dùng tại Facebook trước khi rời khỏi công ty này vào năm 2011, chia sẻ: “Những vòng lặp phản hồi ngắn hạn mà chúng tôi đã tạo ra đang phá hủy cách thức vận hành của xã hội. Không thảo luận một cách lễ độ, không hợp tác, thông tin sai lệch, niềm tin sai lệch.”
Nhận xét này được đưa ra tại một sự kiện của Trường Kinh doanh Stanford (Mỹ) vào tháng 11 và mới chỉ được trang web công nghệ The Verge đăng tải vào ngày 11/12.
“Đây không phải là về những quảng cáo của Nga,” ông nói thêm. “Đây là một vấn đề toàn cầu. Nó đang làm xói mòn những nền tảng cốt lõi của cách hành xử giữa con người với nhau.”
Những nhận xét của Palihapitiya được đưa ra một ngày sau khi cựu chủ tịch sáng lập Facebook, Sean Parker, chỉ trích cách công ty này “lợi dụng điểm dễ bị tổn thương trong tâm lý con người” bằng cách tạo ra một “vòng lặp phản hồi của sự công nhận xã hội” trong một bài phỏng vấn tại một sự kiện của Axios.
Parker đã nói rằng ông là “kiểu người thấy trái với đạo lý nên phản đối” việc sử dụng mạng xã hội, một lập trường mà Palihapitaya cùng chia sẻ.
Palihapitaya cho biết giờ đây ông hy vọng có thể dùng số tiền mà ông kiếm được từ Facebook để làm những điều tốt đẹp cho thế giới.
Nhận xét này được đưa ra tại một sự kiện của Trường Kinh doanh Stanford (Mỹ) vào tháng 11 và mới chỉ được trang web công nghệ The Verge đăng tải vào ngày 11/12.
“Đây không phải là về những quảng cáo của Nga,” ông nói thêm. “Đây là một vấn đề toàn cầu. Nó đang làm xói mòn những nền tảng cốt lõi của cách hành xử giữa con người với nhau.”
Những nhận xét của Palihapitiya được đưa ra một ngày sau khi cựu chủ tịch sáng lập Facebook, Sean Parker, chỉ trích cách công ty này “lợi dụng điểm dễ bị tổn thương trong tâm lý con người” bằng cách tạo ra một “vòng lặp phản hồi của sự công nhận xã hội” trong một bài phỏng vấn tại một sự kiện của Axios.
Parker đã nói rằng ông là “kiểu người thấy trái với đạo lý nên phản đối” việc sử dụng mạng xã hội, một lập trường mà Palihapitaya cùng chia sẻ.
Palihapitaya cho biết giờ đây ông hy vọng có thể dùng số tiền mà ông kiếm được từ Facebook để làm những điều tốt đẹp cho thế giới.
“Tôi không thể kiểm soát nó,” Palihapitaya nói về công ty cũ của mình. “Tôi có thể kiểm soát quyết định của bản thân, tức là tôi không dùng nó. Tôi có thể kiểm soát quyết định của con cái tôi, tức là chúng không được phép dùng nó.”
Ông cũng kêu gọi khán thính giả “tự vấn lương tâm” về mối quan hệ của chính họ với mạng xã hội. “Bạn không nhận ra điều đó, nhưng những hành vi của bạn đang được lập trình,” ông nói.
“Điều đó là không được chủ ý từ trước, nhưng giờ bạn sẽ phải quyết định xem mình sẽ từ bỏ sự độc lập về trí tuệ của mình đến mức độ nào.”
Trong những năm gần đây, các công ty truyền thông xã hội đang ngày càng bị kiểm tra xem xét kỹ lưỡng. Những người chỉ trích mạng xã hội đang chỉ ra mối liên hệ ngày càng nhiều hơn giữa những sự chia rẽ trong chính trị toàn cầu với một vài nền tảng đang thống trị sự luận bàn trên mạng Internet.
Ông cũng kêu gọi khán thính giả “tự vấn lương tâm” về mối quan hệ của chính họ với mạng xã hội. “Bạn không nhận ra điều đó, nhưng những hành vi của bạn đang được lập trình,” ông nói.
“Điều đó là không được chủ ý từ trước, nhưng giờ bạn sẽ phải quyết định xem mình sẽ từ bỏ sự độc lập về trí tuệ của mình đến mức độ nào.”
Trong những năm gần đây, các công ty truyền thông xã hội đang ngày càng bị kiểm tra xem xét kỹ lưỡng. Những người chỉ trích mạng xã hội đang chỉ ra mối liên hệ ngày càng nhiều hơn giữa những sự chia rẽ trong chính trị toàn cầu với một vài nền tảng đang thống trị sự luận bàn trên mạng Internet.
(Nguồn: Theguardian.com)
Nhiều nhà quan sát cho rằng ít nhất một phần lý do giải thích cho kết quả bất ngờ của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016 và cuộc trưng cầu dân ý về Brexit là những “buồng dội” về mặt tư tưởng do các thuật toán của Facebook tạo ra, cũng như sự phổ biến của tin tức giả, việc mua bán thuyết âm mưu và sự tuyên truyền bên cạnh các nguồn tin tức chính thống trên trang chủ của Facebook. Công ty này chỉ mới công nhận gần đây rằng họ đã bán các gói quảng cáo cho các đặc vụ Nga đang tìm cách gieo rắc sự chia rẽ trong cử tri Mỹ trong cuộc bầu cử năm 2016. Facebook cũng đã đối mặt với sự chỉ trích đáng kể về vai trò của nó trong việc khuếch đại sự tuyên truyền chống người Rohingya ở Myanmar trong bối cảnh những cáo buộc về hành động thanh tẩy sắc tộc đối với thiểu số người Hồi giáo ở đây. Palihapitiya đã nêu ra một trường hợp ở bang Jharkhand, Ấn Độ vào mùa Xuân năm nay, khi những tin nhắn WhatsApp sai sự thật cảnh báo về một nhóm những kẻ bắt cóc đã dẫn tới việc 7 người đã bị hành hình không qua xét xử. WhatsApp thuộc sở hữu của Facebook. “Đó là điều chúng ta đang phải đối phó,” Palihapitiya nói. “Hãy tưởng tượng khi bạn đưa điều đó lên mức cực điểm, khi các bên tham gia với ý đồ xấu giờ đây có thể thao túng những nhóm người với số lượng lớn để làm bất kỳ điều gì họ muốn. Tình trạng đó đơn giản là rất, rất tồi tệ.” Facebook đã phản ứng trước những nhận xét của Palihapitiya vào ngày 12/12, trong đó lưu ý rằng cựu quản lý này đã không làm việc tại công ty trong suốt 6 năm qua. “Khi Chamath còn ở Facebook, chúng tôi đang tập trung vào việc xây dựng các trải nghiệm truyền thông xã hội mới và nuôi dưỡng Facebook trên toàn thế giới,” Susan Glick, một phát ngôn viên của công ty này cho biết trong một tuyên bố. “Facebook khi đó là một công ty rất khác, và khi chúng tôi phát triển, chúng tôi đã nhận ra rằng trách nhiệm của mình cũng đang gia tăng. Chúng tôi rất nghiêm túc trong vai trò của mình và chúng tôi đang làm việc rất chăm chỉ để cải thiện tình hình.” Công ty này cho biết họ đang nghiên cứu tác động của các sản phẩm của họ đối với đời sống và lưu ý rằng CEO của công ty, Mark Zuckerberg, đã thể hiện sự sẵn sàng giảm lợi nhuận nhằm xử lý các vấn đề, chẳng hạn như sự can thiệp từ ngoài nước trong các cuộc bầu cử.