Phố Wall có chuỗi tăng điểm ấn tượng kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (Ảnh minh họa: AFP)

Phố Wall có chuỗi tăng điểm ấn tượng kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ (Ảnh minh họa: AFP)

Chứng khoán trái chiều, giá vàng tiếp tục tăng mạnh

(ĐTCK) Trong khi phố Wall tăng điểm, trong đó Dow Jones có phiên thứ 11 liên tiếp thiết lập đỉnh cao lịch sử mới, thì chứng khoán Á, Âu giảm khá mạnh trong phiên cuối tuần. Giá vàng tiếp tục tăng và có tuần tăng thư 4 liên tiếp, lên mức cao nhất 3 tháng.

Các chỉ số chính của chứng khoán Mỹ đã đồng loạt tăng trở lại trong phiên giao dịch cuối tuần, trong đó Dow Jones có phiên thứ 11 liên tiếp thiết lập đỉnh cao lịch sử mới, một kỷ lục mới. Phố Wall tăng điểm trong phiên cuối tuần nhờ nhóm cổ phiếu tiện ích khi Tập đoàn dịch vụ công Enterprise công bố kết quả kinh doanh khả quan.

Phố Wall đã có chuỗi tăng điểm ấn tượng và liên tiếp thiết lập đỉnh cao lịch sử ở cả 3 chỉ số chính kể từ sau cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ với những lời hứa giảm thuế, tăng đầu tư cơ sở hạ tầng và giảm quy định với lĩnh vực ngân hàng của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, các chích sách của ông Trump hiện vẫn chưa được cụ thể hóa, khiến giới đầu tư thận trọng và các phiên tăng trong thời gian gần đầy của các chỉ số, nhất là S&P 500 chưa quá 1% mỗi phiên. Điều này cho thấy sự thận trọng của giới đầu tư về các chính sách của Tổng thống Trump.

Trong phiên cuối tuần, dù nhóm tiện ích hỗ trợ cho phố Wall tăng điểm, nhưng đà tăng bị hạn chế do nhóm ngân hàng giảm giá.

Kết thúc phiên 24/2, chỉ số Dow Jones tăng 11,44 điểm (+0,05%), lên 20.821,76 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 3,53 điểm (+0,15%), lên 2.367,34 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 9,80 điểm (+0,17%), xuống 5.845,31 điểm.

Phố Wall tiếp tục có tuần tăng điểm thứ 3 liên tiếp của cả 3 chỉ số chính, trong đó chỉ số Dow Jones tăng 0,96%, chỉ số S&P 500 tăng 0,69% và chỉ số Nasdaq tăng 0,12%.

Trong khi chứng khoán Mỹ tăng nhẹ trong phiên cuối tuần, thì chứng khoán châu Âu đồng loạt giảm điểm, trong đó chứng khoán Đức có phiên giảm mạnh nhất 5 tháng khi những lo ngại về rủi ro chính trị lan tỏa sang thị trường chứng khoán.

Kết thúc phiên 24/2, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 27,67 điểm (-0,38%), xuống 7.243,70 điểm. Chỉ số DAX tại Đức giảm 143,80 điểm (-1,20%), xuống 11.804,03 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp giảm 46,05 điểm (-0,94%), xuống 4.845,24 điểm.

Với phiên giảm cuối tuần, chỉ còn chứng khoán Đức duy trì đà tăng nhẹ, còn các chỉ số còn lại đều quay đầu giảm điểm sau 2 tuần tăng liên tiếp. Cụ thể, trong tuần, chỉ số FTSE 100 giảm 0,77%, chỉ số DAX tăng 0,40% và chỉ số CAC 40 giảm 0,46%.

Tương tự chứng khoán châu Âu, chứng khoán châu Á cũng chủ yếu chìm trong sắc đỏ trong phiên cuối tuần. Trong đó, chứng khoán Nhật Bản giảm điểm cũng do chính sách kinh tế thiếu rõ ràng của Tổng thống Mỹ Donald Trump và bất ổn chính trị tại châu Âu đè nặng lên tâm lý nhà đầu tư.

Trong khi đó, chứng khoán Hồng Kông có phiên giảm thứ 2 liên tiếp do ảnh hưởng của nhóm cổ phiếu tài nguyên do giá hàng hóa tại thị trường Trung Quốc giảm và dòng tiền từ thị trường chứng khoán Thượng Hải vào thị trường chứng khoán Hồng Kông giảm khi dòng tiền chảy từ đại lục chỉ đạt            5,4% hạn ngạch so với mức 25% trong phiên thứ Năm.

Ngược lại, chứng khoán Trung Quốc đại lục lại giữ được sắc xanh nhạt nhờ hy vọng về những cải cách để tăng cung cho thị trường.

Kết thúc phiên 24/2, chỉ số Nikkie 225 giảm 87,92 điểm (-0,45%), xuống 19.283,54 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 149,16 điểm (-0,62%), xuống 23.965,70 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 1,66 điểm (+0,05%), lên 3.253,03 điểm.

Trong tuần qua, chỉ số Nikkei 225 đảo chiều tăng 0,25%, chỉ số Hang Seng lại giảm nhẹ 0,28% sau 2 tuần tăng liên tiếp và chỉ số Shanghai Composite có tuần tuần thứ 3 liên tiếp với mức tăng 1,59%.

Trên thị trường vàng, biên bản cuộc họp gần nhất của Fed được công bố hôm giữa tuần tiếp tục có tăng động tích cực với giá vàng khi nó cho thấy sự thận trọng của cơ quan này trong việc tăng lãi suất. Giá vàng tiếp tục duy trì đà tăng trong phiên cuối tuần để leo lên mức cao nhất 3 tháng và cũng đánh dấu tuần tăng giá thứ 4 liên tiếp.

Kết thúc phiên 24/2, giá vàng giao ngay tăng 7,6 USD (+0,61%), lên 1.256,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 4/2017 tăng 6,6 USD (+0,43%), lên 1.258,0 USD/ounce.

Giá vàng tiếp tục có tuần tăng thứ 4 liên tiếp với mức tăng lần lượt là 1,81% và 1,78%.

Với những thông tin mới và đà tăng vững vàng hiện tại, đa số giới phân tích và nhà đầu tư vẫn duy trì quan điểm tích cực về giá vàng trong tuần này.

Cụ thể, trong 20 nhà môi giới và phân tích tham trả lời trong cuộc thăm dò lần này, có 13 người, tương đương 65% dự báo giá vàng sẽ tăng trong tuần này, cao hơn so với con số 59% của tuần trước đó, trong khi chỉ có 2 người dự báo giá sẽ giảm, chiếm 10%, thấp hơn con số 24% của tuần trước đó và 5 người dự báo giá vàng sẽ đi ngang, tương đương 25%.

Tương tự, trong số 974 lượt người tham gia bình chọn trực tuyến, có 661 người, chiếm 68% dự báo giá vàng sẽ tăng, cao hơn con số 64% của tuần trước đó, 221 người, chiếm 23% cho rằng giá vàng sẽ giảm, tương đương với tuần trước đó và 92 người, chiếm 9% giữ quan điểm trung lập.

Giá dầu đã đảo chiều giảm trở lại trong phiên cuối tuần sau dữ liệu mới công bố cho thấy, số lượng giàn khoan của Mỹ có tuần tăng thứ 6 liên tiếp, làm gia tăng mỗi lo tăng cung, bất chấp OPEC và một số nước sản xuất lớn khác như Nga thực hiện cam kết cắt giảm sản lượng.

Kết thúc phiên 24/2, giá dầu thô Mỹ giảm 0,46 USD/thùng (-0,85%), xuống 53,99 USD/thùng, trong khi giá dầu thô Brent giảm 0,59 USD (-1,05%), xuống 55,99 USD/thùng.

Dù điều chỉnh trong phiên cuối tuần, nhưng giá dầu thô dã đảo chiều tăng trở lại sau tuần giảm trước đó. Cụ thể, giá dầu thô Mỹ tăng 1,10% và giá dầu thô Brent tăng 0,32%.

Tin bài liên quan