Chứng khoán hưởng lợi từ cuộc tấn công mạng

Chứng khoán hưởng lợi từ cuộc tấn công mạng

(ĐTCK)  Cuộc tấn công mạng trên quy mô toàn cầu bởi virus tống tiền WannaCry giúp cho các cổ phiếu công nghệ trong lĩnh vực an ninh mạng tăng vọt, cùng với nhóm cổ phiếu năng lượng, giúp các thị trường chứng khoán tăng mạnh theo.
Cuộc tấn công mạng trên quy mô toàn cầu bởi virus tống tiền WannaCry giúp cho các cổ phiếu công nghệ trong lĩnh vực an ninh mạng tăng vọt, cùng với nhóm cổ phiếu năng lượng, giúp các thị trường chứng khoán tăng mạnh theo.
Cuộc tấn công mạng trên quy mô toàn cầu bởi virus tống tiền WannaCry giúp cho các cổ phiếu công nghệ trong lĩnh vực an ninh mạng tăng vọt, cùng với nhóm cổ phiếu năng lượng, giúp các thị trường chứng khoán tăng mạnh theo.
Cuộc tấn công mạng trên quy mô toàn cầu bởi virus tống tiền WannaCry giúp cho các cổ phiếu công nghệ trong lĩnh vực an ninh mạng tăng vọt, cùng với nhóm cổ phiếu năng lượng, giúp các thị trường chứng khoán tăng mạnh theo.
Cuộc tấn công mạng trên quy mô toàn cầu bởi virus tống tiền WannaCry giúp cho các cổ phiếu công nghệ trong lĩnh vực an ninh mạng tăng vọt, cùng với nhóm cổ phiếu năng lượng, giúp các thị trường chứng khoán tăng mạnh theo.

Virus tống tiền WannaCry đã tấn công hơn 300.000 máy tính tại 150 quốc gia trên thế giới. Tốc độ lây lan có thể còn tiếp diễn và theo ông Tom Bossert, cố vấn an ninh của Tổng thống Mỹ Trump, các thủ phạm đã thu được 70.000 USD từ người dùng.

Sự lây lan của virus WannaCry khiến nhiều người hoang mang, tuy nhiên nó lại đem đến niềm vui cho các cổ phiếu công nghệ, nhất là các hãng an ninh mạng.

Trong phiên thứ Hai, đồng loạt các cổ phiếu công nghệ tăng mạnh như Fireye, Symantec, Palo Alto Networks, Ciso có mức tăng từ hơn 2% đến 7,5%.

Ngoài nhóm an ninh mạng, việc giá dầu thô tăng gần 2% cũng giúp nhóm cổ phiếu năng lượng tăng mạnh, góp phần hỗ trợ cho phố Wall tăng điểm trong phiên đầu tuần mới, trong đó S&P 500 và Nasdaq lên mức cao kỷ lục mới.

Bên cạnh đó, kết quả kinh doanh khả quan của các doanh nghiệp cũng hỗ trợ tích cực cho phố Wall. Theo dữ liệu của Thomson Reuters, đến nay đã có hơn 75% số doanh nghiệp công bố kết quả kinh doanh có lợi nhuận quý I vượt dự báo.

Về thông tin kinh tế, mặc dù dữ liệu sản xuất của New York trong tháng 4 có yếu kém, nhưng tâm lý tích cực trên thị trường nhà ở vẫn củng cố cho khả năng phục hồi tốt của nền kinh tế Mỹ trong quý II, sau khi chậm lại trong quý đầu năm.

Kết thúc phiên 15/5, chỉ số Dow Jones tăng 85,33 điểm (+0,41%), lên 20.981,94 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 11,42 điểm (+0,48%), lên 2.402,32 điểm. Chỉ số Nasdaq tăng 28,44 điểm (+0,46%), lên 6.149,67 điểm.

Tương tự, trên thị trường chứng khoán châu Âu, đà tăng của nhóm cổ phiếu năng lượng, an ninh mạng cũng hỗ trợ, giúp các thị trường của khu vực này duy trì đà tăng trong phiên đầu tuần mới.

Kết thúc phiên 15/5, chỉ số FTSE 100 tại Anh tăng 18,98 điểm (+0,26%), lên 7.454,37 điểm. Chỉ số DAX tại Đức tăng 36,63 điểm (+0,29%), lên 12.807,04 điểm. Chỉ số CAC 40 tại Pháp tăng 11,98 điểm (+0,22%), lên 5.417,40 điểm.

Trên thị trường chứng khoán châu Á, trong khi chứng khoán Nhật Bản giảm nhẹ do đồng yên mạnh và giới đầu tư lo ngại về cuộc tấn công mạng cũng như vụ thử tên lửa mới của Triều Tiên, thì chứng khoán Hồng Kông vẫn duy trì đà tăng mạnh và là phiên tăng thứ 6 liên tiếp khi nhận được sự hỗ trợ của dòng tiền chảy mạnh từ Trung Quốc đại lục.

Trong phiên đầu tuần, các nhà đầu tư Trung Quốc đã sử dụng tới 22% hạn ngạch hàng ngày theo hợp đồng kết nối giữa sàn Hồng Kông và Thượng Hải, mức khá cao so với các phiên trước đó.

Ngoài ra, chứng khoán Trung Quốc cũng duy trì phiên hồi phục nhẹ thứ 3 liên tiếp bất chấp những lo ngại về đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Kết thúc phiên 15/5, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 14,05 điểm (-0,07%), xuống 19.869,85 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 215,25 điểm (+0,86%), lên 25.317,59 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 6,72 điểm (+0,22%), lên 3.090,23 điểm.

Trên thị trường vàng, việc Triều Tiên phóng thử tiên lửa cuối tuần qua, cùng với việc đồng USD giảm đã trở thành chất xúc tác giúp giá vàng tăng khá tốt trong phiên đầu tuần mới, đặc biệt là vừa bước vào thị trường Mỹ, lên ngưỡng 1.237 USD/ounce.

Tuy nhiên, đà hứng khởi của giới đầu tư trên thị trường chứng khoán đã khiến sức hấp dẫn của vàng giảm đi, đẩy giá kim loại quý này hạ nhiệt và chỉ đóng cửa với mức tăng khiêm tốn.

Kết thúc phiên 15/5, giá vàng giao ngay tăng 2,7 USD (+0,22%), lên 1.230,4 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 6 tăng 2,2 USD (+0,18%), lên 1.230,0 USD/ounce.

Tương tự, giá dầu thô cũng có phiên tăng mạnh ngay đầu tuần, lên mức cao nhất 3 tuần sau khi Nga và Ả Rập Xê út cho biết sẽ kéo dài thỏa thuận cắt giảm sản lượng khai tới năm 2018, một bước tiến đi tới quyết định mở rộng thỏa thuận cắt giảm sản lượng.

Kết thúc phiên 15/5, giá dầu thô Mỹ tăng 1,01 USD/thùng (+2,07%), lên 48,85 USD/thùng, giá dầu thô Brent tăng 0,98 USD (+1,89%), lên 51,82 USD/thùng. 

Tin bài liên quan