Chính sách quân sự và vận mệnh kinh tế của Trung Quốc

Chính sách quân sự và vận mệnh kinh tế của Trung Quốc

(ĐTCK) Có hai cuộc tranh luận đang diễn ra lên quan đến Trung Quốc. Thứ nhất, về thái độ hùng hổ của Bắc Kinh ở Biến Đông và Biển Hoa Đông, giữa các chiến lược gia hải quân và giới ngoại giao, những người ít biết sâu về kinh tế học. 

Thứ hai, về sự mong manh của nền kinh tế Trung Quốc, giữa các nhà kinh tế, những người biết rất ít về chiến lược hải quân và lĩnh vực ngoại giao.

Những cuộc tranh luận này có thể giao cắt lẫn nhau, nhưng hiếm khi xảy ra. 

Trong cuộc tranh luận thứ nhất, Trung Quốc có vẻ không thể thất bại; còn trong tranh luận còn lại, Trung Quốc dường như đang ở bên bờ của sự đổ vỡ.

Bối cảnh của cuộc tranh luận thứ nhất là sự phát triển quân đội không ngừng nghỉ của Trung Quốc, đặc biệt trên biển, không trung, tên lửa đạn đạo và chiến tranh công nghệ. Liên quan đến hải quân, lực lượng này bao gồm không chỉ các tàu chiến mà có cả các tàu cảnh sát biển, tàu thương mại và các dàn khoan dầu chiến lược. Khả năng của Bắc Kinh trong việc phối hợp tất cả các phương tiện này đã mang đến một sự thay đổi nhất định về cán cân quân sự trên biển châu Á.

Vai trò của Hải Quân Mỹ ở Tây Thái Bình Dương không còn như những thập kỷ đầu sau Thế chiến II, khi khu vực này chỉ được coi như một “cái Hồ của người Mỹ”. Thay vào đó, một trật tự đa cực ngày càng hình thành với việc Trung Quốc có thể đe dọa Việt Nam, Philippines và Malaysia ở Biển Đông, đồng thời thách thức Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.

Cuộc tranh cãi trên khía cạnh hải quân diễn ra giữa những người nói Trung Quốc phải ngừng và những người tin Trung Quốc phải khuyến khích phát triển lực lượng này. Nếu hải quân Trung Quốc tiếp tục mở rộng, quan điểm cương quyết cho rằng, các đồng minh của Mỹ ở khu vực sẽ bị buộc phải đàm phán lặng lẽ và riêng rẽ với Trung Quốc, giảm thắt chặt quan hệ với Mỹ, nước vốn đang dính líu vào rất nhiều các vấn đề địa chính trị. Còn quan điểm lạc quan hơn cho rằng, với tăng trưởng kinh tế ấn tượng của Trung Quốc trong 3 thập kỷ qua thì việc phát triển quân đội là lẽ tự nhiên, và Mỹ phải chia sẻ quyền lực với Trung Quốc tại khu vực.

Cả hai quan điểm trên đều giả định sức mạnh quân sự của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng. Nhưng nếu điều đó - dưới áp lực từ các căng thẳng kinh tế và chính trị trong nước - không xảy ra thì sao?

Bối cảnh của cuộc tranh luận thứ hai là nền kinh tế đã quá nóng của Trung Quốc. Trong 30 năm qua, tốc độ tăng trưởng 2 con số đã trở thành bình thường, nhưng điều này có thể sẽ không tiếp diễn. Trung Quốc đang hiện diện bong bóng tín dụng và bất động sản; giá nhà đã giảm hơn 10% trong 5 tháng đầu năm nay.

Cuộc tranh luận thứ hai diễn ra giữa một bên là những người tin nền kinh tế Trung Quốc sẽ vật lộn để vượt qua được những vấn đề hiện tại và một bên gồm những người nghĩ nó sẽ đổ vỡ. Nhóm quan điểm thứ nhất giả định rằng, thế hệ lãnh đạo được đào tạo và rất có năng lực của Trung Quốc không phủ nhận bất cứ vấn đề gì và có thể hành động lanh lẹ - theo những cách mà các thể chế dân chủ không thể làm được - để tạo nên một sự thay đổi thành công. Văn hóa kỷ luật và 4.000 tỷ USD dự trữ ngoại hối sẽ giúp Trung Quốc làm điều đó.

Nhóm thứ hai tin rằng, Trung Quốc phải tuân theo các quy luật kinh tế như bất kỳ nền kinh tế nào khác, và rằng, giới lãnh đạo nước này, với quyền lực tối cao, vẫn đang “cưỡi trên đầu” nền kinh tế. Chủ nghĩa độc đoán đang cản trở cải cách kinh tế, nhóm thứ hai này nói.

Điều bị bỏ qua trong cuộc tranh luận này là mức độ chính xác mà Trung Quốc có thể vượt qua thách thức và ảnh hưởng của nó đến các căng thẳng sắc tộc, xã hội và chính trị bên trong. Việc nền kinh tế đình trệ trong vài năm khác với sự đổ vỡ đột ngột. 

Trường hợp thứ nhất giúp tạo điều kiện để ngăn chặn các căng thẳng sắc tộc và xã hội, kết hợp với chủ nghĩa quốc gia hung hăng hơn trên biển sẽ là điểm tựa cho Bắc Kinh trong những thời khắc khó khăn. Nhưng một nền kinh tế đổ vỡ có thể kích hoạt chiến tranh sắc tộc giữa người Tây Tạng và người hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ với phần đông người Hán. 

Những căng thẳng xã hội và kinh tế như vậy có thể dẫn tới những giới hạn về khả năng của Trung Quốc trong việc gia tăng sức mạnh quân sự. Đây là nơi giao cắt giữa các cuộc tranh luận về vấn đề Biển Đông và Biển Hoa Đông với vấn đề kinh tế. 

Một nền kinh tế Trung Quốc chậm chạp sẽ dẫn đến sự hùng hổ hơn trên biển; còn một nền kinh tế hoàn toàn thậm tệ có thể dẫn đến điều ngược lại.

Điều đáng nói là, trong khi kinh tế Trung Quốc sụp đổ có thể hạn chế nguy cơ hải chiến ở Tây Thái Bình Dương, nó cũng có thể làm chao đảo các nền kinh tế châu Á và toàn cầu. Ngược lại, khi các nước phô trương sức mạnh quân sự trên Biển Đông và Biển Hoa Đông, tự nó nói nên triển vọng kinh tế còn khả quan ở Đông Á.         

Tin bài liên quan