Không gian làm việc chung thân thiện
Nếu suy nghĩ nghiêm túc về lĩnh vực kinh doanh xanh và phát triển bền vững, một trong những ý tưởng không thể không nhắc tới là xây dựng và phát triển chuỗi các không gian chia sẻ nơi làm việc thân thiện với môi trường. Đây là các không gian mở, dành cho nhiều doanh nghiệp/start-up nhỏ khác nhau cùng chia sẻ nơi làm việc, nhằm tiết kiệm chi phí thuê cơ sở hạ tầng. Vấn đề chi phí là cân nhắc hàng đầu đối với những doanh nghiệp nhỏ, công ty khởi nghiệp. Do đó, nhu cầu đối với loại hình kinh doanh này là luôn hiện hữu.
Bằng việc cung cấp các không gian làm việc chung thân thiện với môi trường, bạn có thể vừa mang về lợi nhuận cho bản thân, vừa góp phần bảo vệ môi trường thông qua năng lượng, không gian, nhân lực được tiết kiệm nhờ có mô hình kinh doanh này. Theo khảo sát của Deskmag, 72% không gian làm việc chung kiếm được lợi nhuận sau 2 năm đi vào vận hành.
Nhà phát triển ứng dụng
Trong thời đại mà cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đang tạo ra những bước nhảy vọt trong nhiều lĩnh vực, xu hướng xanh cũng được tận hưởng những lợi ích tích cực. Theo đó, các doanh nhân có thể cân nhắc ý tưởng về việc phát triển các ứng dụng xanh, được các tổ chức sử dụng trong hoạt động sản xuất - kinh doanh đang diễn ra. Đây có thể là phần mềm quản lý chất lượng, đong đếm lượng năng lượng, nguyên liệu sử dụng khi sản xuất, chiến lược quản lý chất thải... Các ứng dụng xanh này sẽ giúp tạo nên những sản phẩm và dịch vụ thân thiện với môi trường, đưa xu hướng xanh trở nên gần gũi hơn nữa với thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống.
Cung cấp thực phẩm hữu cơ
Một ý tưởng tuyệt vời không kém với các doanh nghiệp khởi nghiệp là cung cấp thực phẩm hữu cơ. Hiện nay, có rất nhiều người muốn có đồ ăn không chỉ ngon miệng, mà còn bổ dưỡng, an toàn. Bằng việc tạo nên chuỗi cung cấp thực phẩm hữu cơ, bạn có thể tự trồng trọt, thu hoạch và cung cấp sản phẩm cho các bữa tiệc, sự kiện, hoặc cá nhân/gia đình có nhu cầu với các sản phẩm xanh, sạch này.
Nếu muốn theo đuổi và tham gia vào nền kinh tế xanh, các doanh nhân khởi nghiệp có vô vàn lựa chọn để bắt đầu kinh doanh. Điều quan trọng là chú trọng tới mục tiêu đầu tiên: Phát triển bền vững và kiên định trên con đường này.
Blogger xanh
Thiết kế thời trang thân thiện với môi trường
Một trong những ý tưởng khởi nghiệp cần cân nhắc trong thời đại mới là việc thiết kế các sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường. Khi ý thức được nâng cao, thói quen và hành vi tiêu dùng của nhiều người đã thay đổi, họ tìm tới những loại quần áo, phụ kiện, trang sức không chỉ hợp thời trang mà còn góp phần bảo vệ môi trường.
Ngày càng nhiều những tên tuổi bán các sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường như Ecohabitude, Gather & See. Trong bối cảnh này, các nhãn hàng lớn như David Jones (tập đoàn sở hữu chuỗi các cửa hiệu lớn thứ hai tại Nam bán cầu) cũng đang cố gắng giành được sự trung thành của khách hàng và giữ vững thị phần bằng việc công bố chiến lược dành các vị trí đặc biệt cho sản phẩm thời trang thân thiện với môi trường ở các cửa hàng.
Thu nhặt chất thải hữu cơ
Một ví dụ điển hình đã thành công trong lĩnh vực thu nhặt chất thải hữu cơ từ đời sống là The Compost Crew. Đây là công ty đầu tiên thực hiện các hợp đồng với nhiều tổ chức, gia đình trong thành phố để thu thập rác thải hữu cơ và tạo nên phân bón hữu cơ. Đây là dịch vụ được đánh giá rất cao với những cá nhân phản đối vứt thức ăn dư thừa, không tái chế rác thải hữu cơ. Công ty này đã kiếm lợi nhuận từ cả hai phía, những người có rác thải hữu cơ muốn được thu gom và các nhà vườn, nông trại hoặc tổ chức muốn mua nguyên liệu đầu vào này làm phân bón.
Hướng dẫn làm vườn hữu cơ
Một khu vườn xinh xắn, chiếm diện tích bé nhỏ trong ngôi nhà, khu đô thị, không chỉ có tác dụng tạo cảnh quan xanh mát, mà còn có thể là nguồn cung cấp thực phẩm cho cá nhân/gia đình. Với xu hướng sử dụng các sản phẩm thân thiện với thiên nhiên, có nguồn gốc rõ ràng, an toàn, nhiều cá nhân/tập thể đã nghĩ tới chuyện “xây dựng” khu vườn hữu cơ của riêng mình. Không chỉ vậy, ở quy mô vườn tược lớn hơn, các kiến thức về làm vườn hữu cơ vẫn thực sự cần thiết.
Đây là lý do mà việc cung cấp dịch vụ đào tạo, hướng dẫn làm vườn hữu cơ sẽ là cơ hội kinh doanh sáng giá. Công việc chính không chỉ là cung cấp kiến thức về thực vật, mà còn là đào tạo, hướng dẫn người thực hiện cách thức sử dụng phân bón hữu cơ, tránh các loại chất hóa học có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới môi trường.
Bán sản phẩm không chất độc hại
Một phần quan trọng trong các chiến lược truyền thông là nâng cao nhận thức của người tiêu dùng đối với việc sử dụng các sản phẩm có chứa chất độc hại, bởi nó không chỉ gây hại cho môi trường, mà còn cho bản thân cơ thể con người. Khi ý thức, sự hiểu biết được nâng lên, ngày càng có nhiều người tập trung, để tâm đầu tư vào các sản phẩm không chứa chất độc hại. Đó có thể là mọi loại hàng hóa từ mỹ phẩm cho tới thiết bị vệ sinh, đồ dùng gia đình, chất tẩy rửa...
Ý tưởng khởi nghiệp kinh doanh các sản phẩm không độc hại, thân thiện với môi trường sẽ phần nào đảm bảo một lượng khách hàng mục tiêu nhất định cho doanh nghiệp. Một trong những trường hợp điển hình đã gây dựng được thương hiệu thành công là Karmalades, doanh nghiệp bán các sản phẩm tẩy rửa không chứa chất độc hại, với các cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường, trách nhiệm xã hội và phát triển bền vững.