Trên các trang viết về phong thủy hiện nay, hổ phù thường có cái đầu giống hổ, trán rộng, mắt tròn, mũi sư tử, thường ngậm một thanh kiếm

Trên các trang viết về phong thủy hiện nay, hổ phù thường có cái đầu giống hổ, trán rộng, mắt tròn, mũi sư tử, thường ngậm một thanh kiếm

Những nhầm lẫn về Hổ phù

(ĐTCK) Trên các trang viết về phong thủy hiện nay, chúng ta vẫn thường thấy nhắc đến “hổ phù” hóa sát trừ tà, thường có cái đầu giống hổ, trán rộng, mắt tròn, mũi sư tử, thường ngậm một thanh kiếm. Tuy nhiên, cách gọi này chỉ là một sự nhầm lẫn phổ biến.

Trên thực tế, “hổ phù” là để chỉ một loại tín vật tượng trưng cho binh quyền mà nhà vua trao cho các tướng lĩnh. Hổ phù thường làm bằng đồng, có hình dáng một con hổ, chia làm hai nửa có thể ghép khớp với nhau. Miếng phù bên phải do chính quyền trung ương nắm giữ, miếng phù bên trái được giao cho tướng lĩnh. Khi nhà vua cần điều động quân đội sẽ sai người mang nửa phù bên phải đến, nếu hai miếng phù vừa khít nhau thì quân đội mới chấp hành mệnh lệnh. Hổ phù này rất thịnh hành vào thời Chiến Quốc đến Tần, Hán.

Các hình mặt “hổ phù” phong thủy chúng ta thường gặp ngày nay, thực chất “hổ phù” là một cách gọi không quá chuẩn xác. Với những miếng “phù” có hình mặt hổ ngậm một (hoặc hai) thanh kiếm trong miệng, đó gọi là “sư tử ngậm kiếm”.

Thời cổ đại, người ta thường khắc hình những dã thú hung dữ lên miếng gỗ để ngăn chặn sát khí. Trong phong thủy, sư tử là một loài thú tượng trưng cho may mắn và điềm lành, vì vậy, họ thường treo hình sư tử ngậm kiếm trên cửa, trên tường, bình phong để trấn trạch, tỵ tà, hóa sát. Ngoài ra, người ta còn có thể chạm trổ thêm hình Thái Cực Bát quái hoặc hình chữ “Vương” trên trán sư tử, có thể tăng cường uy lực, hóa giải khí xấu từ những bố cục phong thủy không tốt. Một số gương bát quái có hình sư tử ngậm kiếm bên trên để tăng công dụng trấn trạch hóa sát, có thể treo trước cửa nhà nếu nhà đối diện sử dụng pháp khí phong thủy quá mạnh, gây ảnh hưởng đến nhà mình.

Hướng kiếm mà sư tử ngậm cũng có ý nghĩa khác nhau. Đứng đối diện mặt sư tử, nếu chuôi kiếm quay sang bên trái thì có tác dụng cầu phúc, chuôi kiếm quay sang bên phải có tác dụng trừ tà. Sư tử ngậm kiếm là loài thú phong thủy mang điềm lành, không những có thể hóa sát mà còn có thể giúp đường sự nghiệp, tài vận tăng tiến, hoặc bảo vệ ngôi nhà bình an cát tường.

Hình sư tử ngậm kiếm treo trước cửa chính hoặc ngoài ban công, dùng để trấn trạch, hóa giải sát khí từ ngoài vào, tăng khí thế của gia đình. Trước mặt tiền nhà ở hoặc cửa hàng nếu có con đường hoặc ngõ đâm thẳng vào cửa, phạm phải sát khí, dễ khiến thành viên trong nhà xảy ra huyết quang tai ương, tài vận rò rỉ, có thể treo hình sư tử ngậm kiếm trước cửa hoặc cửa sổ, đối diện thẳng với con đường hoặc ngõ là có thể hóa giải. Ngoài ra, vật phẩm phong thủy này còn có thể hóa giải nhiều loại sát khí khác nữa.

Về nguồn gốc của mặt sư tử ngậm kiếm này có nhiều dị bản khác nhau, nhưng phổ biến nhất là câu chuyện năm 1662, sau khi đánh bại quân Hà Lan, đội quân của ông trở về, đóng tại trấn An Bình. Nghe nói trên đội quân của danh tướng Trịnh Thành Công có những tấm khiên hình mặt sư tử, khi các binh sĩ trở về nhà, họ liền đem những tấm khiên này treo trên cửa, lại đem thanh kiếm treo lên khiên chặn ngay miệng sư tử, khiến hình sư tử càng thêm oai nghiêm dũng mãnh. Bọn trộm cắp nhìn thấy là biết ngay đây là nơi ở của quan binh, không dám vào cửa trộm cắp. Người dân nhìn thấy hình vẽ “sư tử ngậm kiếm” khí thế uy mãnh, có thể dọa sợ bọn trộm cắp, bèn đều phỏng theo mà làm. Lâu dần, hình ảnh này trở thành biểu tượng của trừ tà, cầu phúc, cát tường bình an.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tin bài liên quan