Nhắc đến kiến trúc cổ, hầu hết mọi người đều nghĩ đến phố cổ Hội An hay phố cổ Hà Nội, mà ít ai biết rằng, cao nguyên đá Đồng Văn cũng có phố cổ được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia.
Với những vẻ đẹp đặc trưng vốn có trong nền văn hóa truyền thống đa sắc màu, kiến trúc cổ Đồng Văn đã tạo nên điểm nhấn ấn tượng và độc đáo cho phố cổ trên vùng cao nguyên đá.
Từ trên cao nhìn xuống, bên hai dãy phố cổ chạy vào chân núi là ba dãy chợ xếp thành hình chữ U lợp ngói âm dương. Khu vực chợ Đồng Văn cũng có nhiều nhà cổ kiểu ống để tận dụng mặt tiền như phố cổ Hà Nội
Phố cổ Đồng Văn tọa lạc tại thị trấn Đồng Văn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Khu vực trung tâm thị trấn Đồng Văn xưa thuộc tổng Đông Quan, châu Nguyên Bình, phủ Tường Vân, tỉnh Tuyên Quang và có lịch sử phát triển về kiến trúc, văn hóa hàng trăm năm.
Những năm 1880, khi chiếm đóng khu vực này, người Pháp đã có những quy hoạch và để lại những điểm nhấn quan trọng về quy hoạch và kiến trúc, đặc biệt là chợ Đồng Văn xây bằng đá trong những năm 1920 gần như còn nguyên vẹn đến ngày nay.
Tổng thể kiến trúc các ngôi nhà trong khu phố cổ có nét khá tương đồng: Cột gỗ, có 2 tầng (tầng gác và tầng trệt); tường trình đất, một số xây bằng gạch, các kèo, cột được làm bằng gỗ nghiến, thông đá không có mộng thắt, chạm trổ cầu kỳ và kết cấu gỗ hiện nay còn khá nguyên vẹn
Nằm lọt thỏm giữa thung lũng với bốn bề núi đá bao bọc, khu phố cổ vẻn vẹn 40 nóc nhà nằm xếp vào nhau. Những ngôi nhà cổ này đều có tuổi đời trên dưới 100 năm, cá biệt có những ngôi nhà gần 200 năm. Lúc mới hình thành, khu phố cổ Đồng Văn chỉ có vài gia đình người Mông, người Tày và người Hoa sinh sống, dần dần có thêm nhiều cư dân địa phương khác đến định cư. Nhìn tổng thể, khu phố cổ mang đậm dấu ấn kiến trúc của người Hoa với những ngôi nhà hai tầng lợp ngói âm dương, những chiếc đèn lồng đỏ treo cao xua đi cái lạnh buốt khắc nghiệt của Cao nguyên đá.
Nhà của vua Mèo được xây dựng bằng nguyên liệu đá xanh, gỗ thông và ngói đất nung. Ngôi nhà được chia thành tiền dinh, trung dinh và hậu dinh với 4 nhà ngang, 6 nhà dọc. Tất cả đều được dựng 2 tầng, với tổng cộng 64 buồng
Bức tranh về khu phố cổ được thể hiện trên nhiều gam màu, thay đổi theo từng cung bậc thời gian trong một ngày. Buổi sáng, bức tranh độc đáo ấy được pha trộn tài tình bởi hai tông màu vàng rực của nắng và màu xám của những ngôi nhà cổ. Không gian im lìm trong sương sớm như được đánh thức bởi ánh nắng vàng, âm thanh náo nhiệt và những sắc màu rực rỡ trong trang phục của đồng bào người Mông, Hoa, Ráy, Tày, Nùng…
Trong kiến trúc cổ Đồng Văn không thể bỏ qua dinh thự vua Mèo, người cho xây dựng dinh thự là Vương Chính Đức. Cụ Đức là thủ lĩnh của đồng bào H'Mông ở Hà Giang. Khi Cách mạng Tháng 8 nổ ra, cha con cụ Vương Chính Đức và Vương Chí Sình (Vương Chí Thành) đã phối hợp với Việt Minh đánh đuổi Nhật - Pháp. Vương Chí Sình đi theo cách mạng, trở thành đại biểu Quốc hội khóa đầu tiên và được Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng bảo kiếm có câu đối “Tận trung báo quốc/Bất thụ nô lệ”
Khi trời đất ngả chiều, sự yên bình cố hữu lại bao trùm khu phố cổ giữa lòng Cao nguyên đá. Đêm đến, ánh đèn dầu từ mỗi chiếc bàn chỉ đủ soi lờ mờ. Trong không gian ấy, đôi khi có tiếng kèn môi của chàng trai người Mông trong giai điệu gọi bạn tình.
Cửa bằng gỗ thông, được chạm khắc hoa văn độc đáo. Ngoài những bông hoa đào, dễ nhận thấy trên mỗi cánh cửa là một bông hoa Anh túc to
Đặc biệt, nếu ai đã một lần đến Đồng Văn vào mùa Xuân, hẳn không quên sắc đỏ của những cánh đào rừng, sự tinh khôi của hoa mai và màu đỏ tươi quyến rũ của những cánh hoa gạo… như hòa quyện vào đất trời, tạo nên một nét riêng, rất độc đáo của vùng Cao nguyên đá.
Những chân cột nhà bằng quả cầu đá, hình quả Anh túc. Tương truyền, những thợ giỏi nhất ở Vân Nam (Trung Quốc) thời đó chạm khắc rồi dùng bạc trắng mài cho bóng chân cột nhà, thành màu đồng thau cho giống quả Anh túc khô. Có thể thấy, trong ngôi nhà có nhiều kiểu kiến trúc, hoa văn hình loài hoa Anh túc\ Năm 1993, dinh thự của vua Mèo được xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật. Năm 2004, Nhà nước đã chi 7,5 tỷ đồng để trùng tu toàn bộ di tích. Việc trùng tu được tiến hành trên nguyên tắc bảo tồn
Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com