Bảo tàng Chiến tranh thế giới thứ II: Mở rộng đường chân trời

Bảo tàng Chiến tranh thế giới thứ II: Mở rộng đường chân trời

(ĐTCK) Viện bảo tàng Chiến tranh thế giới thứ II được xây dựng tại Quảng trường Władysław Bartoszewski gần trung tâm thành phố cảng Gdańsk, Ba Lan. Khu vực này nằm cách 200 m từ Bưu điện trung tâm Gdańsk và cách 3 km theo đường bờ sông từ Westerplatte Peninsula.

Về phía Tây, phần không gian rộng 1.700 m2 bên ngoài tòa nhà tiếp giáp với kênh Radunia, trong khi phần phía Nam hướng về không gian rộng lớn của sông Motława. Hiện tại, Viện bảo tàng Chiến tranh thế giới thứ II nằm ở vùng ngoại ô của trung tâm cũ thành phố Gdańsk, tuy nhiên nó sẽ sớm nằm tại khu vực trung tâm mới khi thành phố mở rộng về hướng này.

Daniel Libeskind, một trong những kiến trúc sư nổi tiếng nhất thế giới, người thiết kế Viện bảo tàng Do thái Berlin, có lý do chính đáng khi nhận định rằng, đây là công trình “đã sử dụng ngôn ngữ kiến trúc để thuật lại bi kịch của quá khứ, sinh khí của hiện tại và mở ra đường chân trời mới của tương lai”.

Bảo tàng Chiến tranh thế giới thứ II: Mở rộng đường chân trời         ảnh 2
Bảo tàng Chiến tranh thế giới thứ II: Mở rộng đường chân trời         ảnh 3

Trong khi đó, Kwadrat Studio, tác giả của công trình này cho rằng, Viện bảo tàng là một thiết kế trầm lặng, với dụng ý gợi lên những cảm xúc mạnh mẽ và phản chiếu vào chiều sâu tâm hồn của người nhìn.

Viện bảo tàng Chiến tranh thế giới thứ II được chia làm 3 không gian, là biểu tượng cho mối liên hệ giữa quá khứ - hiện tại - tương lai: quá khứ là phần ngôi nhà bên dưới mặt đất, hiện tại là không gian mở xung quanh tòa nhà và tương lai được thể hiện bằng cấu trúc vươn lên, bao gồm cả phần bệ đỡ.

Bảo tàng Chiến tranh thế giới thứ II: Mở rộng đường chân trời         ảnh 4
Bảo tàng Chiến tranh thế giới thứ II: Mở rộng đường chân trời         ảnh 5

Tòa nhà có diện tích các tầng khoảng 23.000 m2, trong đó có không gian trưng bày thường trực vào khoảng 5.000 m2; nơi diễn ra các buổi biểu diễn tạm thời rộng 1.000 m2. Bên cạnh đó, Viện bảo tàng còn có nhiệm vụ trở thành một trung tâm giáo dục, văn hóa và nghiên cứu.

Bảo tàng Chiến tranh thế giới thứ II: Mở rộng đường chân trời         ảnh 6

Thực tế, vì phải dành phần lớn diện tích cho không gian công cộng nên các nhà thiết kế đã quyết định chuyển nơi trưng bày xuống không gian dưới mặt đất.

Bên cạnh đó, kiến trúc này mang dụng ý: phần không gian trưng bày tại Viện bảo tàng là một trải nghiệm quay ngược lại thời gian, nơi người ta phải đi qua hành lang lạnh lẽo của chiến tranh, địa ngục dưới mặt đất. Để “quay về hiện tại”, du khách sẽ bước tới các tầng trên mặt đất và không gian công cộng xung quanh tòa nhà.

Đây là nơi để suy nghĩ, tập hợp xúc cảm về những trải nghiệm khi bước ra từ quá khứ. Tuy nhiên, quá khứ chính là kẻ kiến tạo tương lai, vì vậy, khách tham quan sẽ lần lượt đi lên các tầng trên, để nhận ra hy vọng và tự do, để chứng kiến cả thành phố Gdańsk cũ và mới trong tầm mắt.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com

Tin bài liên quan