Chiều 20/11, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Kế toán (sửa đổi) với 391/392 đại biểu tán thành, chiếm 79,15% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết.
Dự thảo Luật Kế toán (sửa đổi) bao gồm 6 chương, 74 Điều quy định về nội dung công tác kế toán,

Chiều 20/11, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Kế toán (sửa đổi) với 391/392 đại biểu tán thành, chiếm 79,15% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết. Dự thảo Luật Kế toán (sửa đổi) bao gồm 6 chương, 74 Điều quy định về nội dung công tác kế toán,

Phải có chứng chỉ hành nghề khi kinh doanh dịch vụ kế toán

Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải là các cá nhân có chứng chỉ hành nghề để bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ.

Chiều 20/11, Quốc hội đã thông qua dự thảo Luật Kế toán (sửa đổi) với 391/392 đại biểu tán thành, chiếm 79,15% tổng số đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết.

Dự thảo Luật Kế toán (sửa đổi) bao gồm 6 chương, 74 Điều quy định về nội dung công tác kế toán, tổ chức bộ máy kế toán và người làm kế toán, hoạt động kinh doanh dịch vụ kế toán, quản lý nhà nước về kế toán và tổ chức nghề nghiệp kế toán. Luật Kế toán sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2017.

Theo báo cáo Giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Kế toán (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự thảo Luật đã rà soát, bổ sung các đối tượng thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật hiện hành và bổ sung một số đối tượng Luật hiện hành chưa quy định, bảo đảm tính bao quát, đầy đủ.

Dự thảo Luật chủ yếu quy định những nội dung mang tính nguyên tắc trong hoạt động kế toán nên đều áp dụng cho mọi lĩnh vực. Do đó, không tách các chương riêng về kế toán nhà nước và kế toán doanh nghiệp, chỉ có một số quy định riêng cho kế toán nhà nước và kế toán doanh nghiệp. Việc quy định cụ thể về chế độ kế toán đối với từng lĩnh vực sẽ được điều chỉnh bằng các văn bản dưới luật để phù hợp với thực tiễn.

Liên quan đến ý kiến đề nghị cân nhắc việc đưa kiểm toán nội bộ vào Luật này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, để nâng cao chất lượng công tác kế toán của đơn vị, việc thiết lập hệ thống kiểm soát nội bộ trong đơn vị kế toán không chỉ nhằm mục đích kiểm tra công tác kế toán mà còn để bảo đảm an toàn tài sản của đơn vị, bảo đảm việc phê duyệt các nghiệp vụ đúng thẩm quyền…

Tuy nhiên, hệ thống pháp luật hiện hành chưa có quy định về kiểm toán nội bộ. Để tạo khuôn khổ pháp lý điều chỉnh hoạt động kiểm toán nội bộ, việc bổ sung quy định về kiểm toán nội bộ trong Luật Kế toán là cần thiết. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ như quy định của Dự thảo luật.

Về tiêu chuẩn của người làm kế toán, có ý kiến đề nghị nâng tiêu chuẩn và điều kiện của người làm kế toán là có bằng trung cấp trở lên. Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, ý kiến đại biểu là xác đáng, góp phần nâng cao chất lượng công tác kế toán. Mặc dù trong thời gian qua, những người có trình độ về kế toán từ trung cấp trở lên đã được đào tạo rất nhiều, song tình trạng thiếu kế toán tại các đơn vị kế toán quy mô nhỏ ở các xã vùng sâu, vùng xa vẫn xảy ra.

Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu thực tiễn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin giữ quy định người làm kế toán cần có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ về kế toán như Luật hiện hành, tùy thuộc vào điều kiện nguồn nhân lực và yêu cầu của đơn vị kế toán để bố trí người làm kế toán cho phù hợp...

Về điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật quy định theo hướng chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán phải là các cá nhân có chứng chỉ hành nghề để bảo đảm chất lượng cung cấp dịch vụ, bảo đảm nguyên tắc gắn trách nhiệm của người góp vốn với trách nhiệm nghề nghiệp.

Theo đó, doanh nghiệp tư nhân kinh doanh dịch vụ kế toán cần có quy định: Chủ doanh nghiệp tư nhân đồng thời là Giám đốc để bảo đảm nguyên tắc trên. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị cho giữ như quy định của Dự thảo luật.

Tin bài liên quan