Từ 1/10/2011 đến 30/9/2014, Bộ Tài chính đã thẩm định và cấp phát số tiền là 8,3 tỷ đồng để chi trả cho các trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.

Từ 1/10/2011 đến 30/9/2014, Bộ Tài chính đã thẩm định và cấp phát số tiền là 8,3 tỷ đồng để chi trả cho các trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.

Ngân sách bồi thường 8,3 tỷ đồng cho các vụ án oan sai

(ĐTCK) Theo báo cáo của Bộ Tài chính, trong 3 năm 2012 - 2014, Bộ Tài chính đã phải chi 8,3 tỷ đồng cho việc bồi thường oan sai nhưng chỉ có 1 trường hợp cán bộ Nhà nước bồi hoàn cho Nhà nước 169 triệu đồng.

Từ 1/10/2011 đến 30/9/2014, Bộ Tài chính đã thẩm định và cấp phát số tiền là 8,3 tỷ đồng để chi trả cho các trường hợp được bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.

Trong đó, Tòa án Nhân dân tối cao có 5 vụ việc bồi thường với số kinh phí là 3,4 tỷ đồng. Viện kiểm sát Nhân dân tối cao có 35 vụ việc với số kinh phí là 4,9 tỷ đồng.  Bộ Công an có số chi trả tiền bồi thường cho người bị oan trong hoạt động tố tụng hình sự là 452 triệu đồng và Bộ Quốc phòng là 350 triệu đồng.

Dù số tiền ngân sách phải bồi thường cho những sai sót từ hoạt động tố tụng hình sự lên tới hơn 8 tỷ đồng, nhưng số tiền mà ngân sách được bồi hoàn chỉ vẻn vẹn 169 triệu đồng. Nguyên nhân là do Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định, trách nhiệm hoàn trả trong hoạt động tố tụng hình sự chỉ đặt ra trong trường hợp người thi hành công vụ vi phạm với lỗi cố ý.

Trong khi đó, hầu hết các vụ việc phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự đều được xác định là do lỗi vô ý của người thi hành công vụ. Vì thế đến nay chỉ có 1 trường hợp trong Tòa án Nhân dân các cấp phải xem xét trách nhiệm hoàn trả với số tiền nói trên.

Cũng theo báo cáo của Bộ Tư pháp, Tòa án Nhân dân tối cao, Viện kiểm sát Nhân dân tối cao và các Bộ, ngành liên quan đã tiếp nhận 107 đơn yêu cầu bồi thường, thụ lý 98 vụ, trong đó đã giải quyết xong là 71 vụ việc (chiếm 72,44% tổng số vụ việc đã thụ lý), với tổng số tiền phải bồi thường là gần 9,23 tỷ đồng, còn 27 vụ việc đang giải quyết.

Số liệu vụ việc giải quyết bồi thường qua các năm cho thấy đã có nhiều vụ việc trong năm 2012, số lượng này giảm trong năm 2013 và tăng lên trong năm 2014.

Hiện nay, do không có một cơ quan làm đầu mối chịu trách nhiệm bồ thường, nên thực tế có tình trạng người bị thiệt hại không xác định được hoặc các cơ quan có trách nhiệm không thống nhất về cơ quan có trách nhiệm bồi thường trong hoạt động tố tụng hình sự.

Việc thụ lý, giải quyết bồi thường đối với một số vụ việc chưa kịp thời, vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giải quyết bồi thường giữa các cơ quan tố tụng. Người bị thiệt hại bức xúc vì vụ việc chậm được thụ lý và việc giải quyết bị kéo dài vượt quá thời hạn theo quy định pháp luật. Tỷ lệ vụ việc chưa được giải quyết phải chuyển sang kỳ sau qua từng năm vẫn còn cao.

Việc thương lượng giữa người bị thiệt hại với cơ quan có trách nhiệm bồi thường khó đạt được đồng thuận do tâm lý không tin tưởng vào cơ quan có trách nhiệm bồi thường, vì đây chính là cơ quan đã gây ra oan, sai cho người bị thiệt hại. Do đó, người bị thiệt hại thường không đồng tình với quyết định giải quyết bồi thường và tiến hành khởi kiện ra Tòa án.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác bồi thường nhà nước, Bộ Tư pháp đề nghị, trong năm 2015, Viện Kiểm sát Nhân dân tối cao, Tòa án Nhân dân tối cao, các Bộ, ngành có liên quan cần rà soát các vụ việc còn tồn đọng và chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ việc này cũng như các vụ việc được thụ lý mới.

Tin bài liên quan