Trong vụ đấu giá nhà, đất số 30 Tô Hiệu, Goldsun đã đặt ra một loạt điều kiện với khách hàng tham gia đấu giá

Trong vụ đấu giá nhà, đất số 30 Tô Hiệu, Goldsun đã đặt ra một loạt điều kiện với khách hàng tham gia đấu giá

Lấp lỗ hổng trong đấu giá tài sản

(ĐTCK) Dự thảo Luật Đấu giá tài sản vừa được đưa ra trình Quốc hội lần đầu tiên có nhiều điểm mới, khác biệt, được kỳ vọng có thể lấp các lỗ hổng trong quy định về bán đấu giá tài sản hiện nay.

Nâng tiền đặt cọc

Một trong những nội dung quan trọng được đề cập trong Dự thảo Luật đấu giá là qui định người tham gia đấu giá phải nộp một khoản tiền đặt trước từ 5% đến 20% giá khởi điểm của tài sản đấu giá, thay cho mức từ 1% đến 15% được quy định tại Nghị định số 17/2010/NĐ-CP về đấu giá tài sản hiện nay. Việc nâng mức tiền đặt trước nhằm nâng cao chất lượng cuộc đấu giá, hạn chế tình trạng đối tượng tham gia đấu giá ảo với mục đích trục lợi, gây khó khăn cho cuộc đấu giá.

Đặc biệt, khoản tiền đặt trước sẽ được nộp vào tài khoản riêng của doanh nghiệp đấu giá mở tại tổ chức tín dụng hoặc các bên có thể thỏa thuận thay thế nộp tiền đặt trước bằng bảo lãnh ngân hàng. Điều này sẽ góp phần minh bạch hóa và tăng cường quản lý đối với khoản tiền đặt trước.

Trong việc đấu giá nhà và đất tại số 30 Tô Hiệu, CTCP Đấu giá tài sản Goldsun đã đặt ra điều kiện “oái ăm” đối với khách hàng là: có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đầu tư (bản sao), giấy giới thiệu, hồ sơ năng lực, danh mục các dự án mà khách hàng đang thực hiện… Dự thảo Luật đã đề ra quy định nghiêm cấm đối với điều này.

Bình luận về vấn đề này, luật sư Hoàng Trọng Giáp (Công ty Tư vấn luật Đông Đô, Đoàn Luật sư Hà Nội) cho rằng, khoản tiền đặt trước của khách hàng nên được chuyển vào một tài khoản phong tỏa do doanh nghiệp đấu giá mở. Tài khoản phong tỏa là một tài khoản vốn mà một bên tham gia và ngân hàng lập ra để chuyển cho một bên khác ngay khi bên đó hoàn thành các thoả thuận hoặc điều kiện trong khoảng thời gian đáo hạn đã cam kết trước. Việc xử lý đối với khoản tiền đặt trước này chỉ được thực hiện sau khi kết thúc phiên đấu giá.

Theo quan điểm của luật sư, việc mở tài khoản phong tỏa, quản lý, sử dụng và xử lý đối với số tiền trong tài khoản này phải được doanh nghiệp đấu giá báo cáo thường xuyên với sở tư pháp địa phương. Các hoạt động nhận hoặc hoàn trả khoản tiền đặt trước phải có ý kiến của sở tư pháp trước khi thực hiện.

Luật sư Hoàng Trọng Giáp nhận xét, với sự phối hợp, hỗ trợ của ngân hàng nơi mở tài khoản và sức mạnh của hệ thống trao đổi thông tin qua internet hiện nay, việc thực hiện quy định trên là hoàn toàn khả thi mà không làm mất thời gian của các bên liên quan.

Một vấn đề “nóng” khác được người tham gia đấu giá đặc biệt quan tâm là việc doanh nghiệp tổ chức đấu giá thường đặt thêm các yêu cầu, điều kiện gây khó khăn, cản trở cho người đăng ký tham giá đấu giá. Chẳng hạn, trong việc đấu giá nhà và đất tại số 30 Tô Hiệu, CTCP Đấu giá tài sản Goldsun đã đặt ra điều kiện “oái ăm” đối với khách hàng là: có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/giấy chứng nhận đầu tư (bản sao), giấy giới thiệu, hồ sơ năng lực, danh mục các dự án mà khách hàng đang thực hiện… Dự thảo Luật đã đề ra quy định nghiêm cấm đối với điều này.

Quản lý việc công bố thông tin đấu giá

Điểm mới trong Dự thảo Luật là quy định cụ thể thời gian, nội dung niêm yết việc đấu giá tài sản; những trường hợp không được đăng ký tham gia đấu giá tài sản… Cụ thể, Điều 49 Dự thảo Luật Đấu giá quy định: ít nhất 3 ngày làm việc đối với động sản, 5 ngày làm việc đối với bất động sản trước ngày mở cuộc đấu giá, tổ chức đấu giá tài sản phải thực hiện một lần thông báo công khai việc đấu giá trên phương tiện thông tin đại chúng của địa phương nơi có tài sản đấu giá; thực hiện việc đăng ký tham gia đấu giá ít nhất 1 ngày đối với động sản và 3 ngày làm việc đối với bất động sản trước ngày mở cuộc đấu giá.

Theo luật sư Hoàng Trọng Giáp, việc niêm yết, thông báo kế hoạch bán đấu giá tài sản cũng như thời gian, địa điểm, thời hạn bán hồ sơ đăng ký tham gia đấu giá cần được đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của cơ quan quản lý nhà nước (sở tư pháp) thông qua cơ chế báo cáo thường xuyên.

Luật sư cũng cho rằng, ngoài việc công bố thông tin về kế hoạch bán đấu giá theo những phương thức hiện hành, Dự thảo Luật nên quy định việc đăng tải rộng rãi, tập trung trên một cổng thông tin về bán đấu giá do nhà nước lập để dễ dàng trong việc quản lý. Đồng thời, quản chặt các trường hợp được phép rút ngắn thời gian bán hồ sơ thay vì để các bên tự thỏa thuận; đặc biệt với trường hợp tài sản nhà nước, tài sản của doanh nghiệp có vốn của nhà nước hoặc tài sản khác có giá trị đặc biệt lớn.

Do pháp luật hiện hành chưa có quy định cụ thể, việc lựa chọn doanh nghiệp đấu giá chỉ phục thuộc vào ý chí chủ quan của người có tài sản dẫn tới hiện tượng có doanh nghiệp “sân sau” trong hoạt động đấu giá. Xuất phát từ thực tế trên, Dự thảo Luật quy định một số tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp đấu giá như năng lực, kinh nghiệm, uy tín, phương án đấu giá, cơ sở vật chất… góp phần nâng cao hiệu quả việc đấu giá tài sản.

Trước những lùm xùm gần đây liên quan đến các vụ bán đấu giá tài sản nhà nước, ông Trần Đức Thắng, Cục trưởng Cục Quản lý công sản cho biết, cơ quan này đang tăng cường quản lý doanh nghiệp đấu giá thông qua trang Thông tin tài sản Nhà nước, ít nhất các doanh nghiệp đấu giá phải cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ tại đây.

Tin bài liên quan