Dự thảo trình Quốc hội lần này còn được bổ sung nguyên tắc Báo cáo tài chính phải được lập và báo cáo cơ quan có thẩm quyền một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Dự thảo trình Quốc hội lần này còn được bổ sung nguyên tắc Báo cáo tài chính phải được lập và báo cáo cơ quan có thẩm quyền một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp sẽ được ghi nhận theo giá "hợp lý"

(ĐTCK) Sáng nay (21/10), Quốc hội đã nghe Ủy ban thường vụ Quốc hội báo cáo về Dự thảo Luật Kế toán (sửa đổi). Trong chương trình kỳ họp này, Quốc hội sẽ xem xét thông qua Luật Kế toán (sửa đổi). Một nội dung quan trọng được sửa đổi là đưa vào nguyên tắc hạch toán theo giá hợp lý đối với một số trường hợp. 

Cụ thể, Điều 6 Dự thảo Luật quy định giá trị tài sản và nợ phải trả được ghi nhận ban đầu theo giá gốc. Sau ghi nhận ban đầu, đối với một số loại tài sản hoặc nợ phải trả luôn biến động theo giá trị thị trường và giá trị của chúng có thể xác định lại một cách đáng tin cậy thì được ghi nhận theo giá trị hợp lý.

Trên thực tế, nguyên tắc giá thị trường không phải lúc nào cũng áp dụng được với doanh nghiệp Việt Nam bởi có nhiều loại tài sản nếu hạch toán theo giá hợp lý thì không có đủ cơ sở xác định giá. Do đó, dự thảo đã quy định theo hướng sẽ áp dụng giá hợp lý đối với một số loài tài sản. Cụ thể sẽ do Bộ Tài chính quy định.

Với nguyên tắc này, các khoản đầu tư tài chính sẽ được phản ánh đúng thực tế hơn. Chẳng hạn một khoản đầu tư chứng khoán trước đây được hạch toán theo giá gốc nếu giảm giá thì sẽ phải trích lập dự phòng. Với quy định mới theo hướng này, khoản đầu tư sẽ có thể ghi nhận theo cả hai chiều, trích lập dự phòng nếu giảm giá hoặc ghi nhận lãi nếu tăng giá.

Với quy định, khi thảo luận tại Quốc hội, một số đại biểu đề nghị Dự thảo luật cần quy định cụ thể hơn về thời điểm xác định giá trị hợp lý; bổ sung nguyên tắc, tiêu chí và xác định cụ thể danh mục các loại tài sản được ghi nhận theo giá trị hợp lý. Theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, Dự thảo luật đã đưa vào quy định thời điểm tài sản và nợ phải trả được đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý là “tại thời điểm lập báo cáo tài chính”.

Đồng thời, Dự thảo luật cũng đã có quy định chung về các loại tài sản được hạch toán lại theo giá trị hợp lý: Là các tài sản hoặc nợ phải trả có giá trị biến động thường xuyên, theo yêu cầu của chuẩn mực kế toán phải được đánh giá lại theo giá trị hợp lý,...

Tuy nhiên, nội dung liên quan đến đánh giá và ghi nhận theo giá trị hợp lý là nội dung mới vận dụng theo thông lệ quốc tế, để bảo đảm tính ổn định, lâu dài của Luật, Ủy ban thường vụ Quốc hội đề nghị giao Bộ Tài chính quy định cụ thể danh mục tài sản và nợ phải trả được đánh giá lại theo giá trị hợp lý.

Được biết, Dự thảo trình Quốc hội lần này còn được bổ sung nguyên tắc Báo cáo tài chính phải được lập và báo cáo cơ quan có thẩm quyền một cách đầy đủ, chính xác và kịp thời.

Ngoài ra, đối với các hành vi bị cấm, Dự thảo Luật lần này cũng có thay đổi, đưa vào quy định cụ thể 15 hành vị bị cấm như khai man chứng từ kế toán, để ngoài sổ sách tài sản của đơn vị, cố ý hủy bỏ tài liệu kế toán trước thời hạn lưu trữ, ép kế toán viên làm trái các quy định kế toán, lập hai hệ thống sổ sách kế toán…

Tin bài liên quan