Hợp đồng, nguồn cơn của nhiều vụ tranh chấp dân sự

Hôm nay (18/3), Bộ Tư pháp phối hợp với Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam (VIAC) tổ chức Hội thảo về chế định hợp đồng trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi).
Đa phần các vụ tranh chấp dân sự liên quan đến vấn đề hợp đồng (Ảnh minh họa)

Đa phần các vụ tranh chấp dân sự liên quan đến vấn đề hợp đồng (Ảnh minh họa)

Hội thảo đã quy tụ hơn 200 đại biểu là các luật sư, thẩm phán, các trọng tài viên, chuyên gia pháp lý… trao đổi xung quanh các quy định về hợp đồng trong dự thảo Bộ luật Dân sự. Có thể thấy, giới luật gia rất quan tâm đến chế định này.

Theo luật sư Nguyễn Duy Nguyên, Phó tổng giám đốc Công ty luật Hoàng Giao và Cộng sự, đa phần các vụ tranh chấp dân sự liên quan đến vấn đề hợp đồng, do đó, việc hoàn thiện chế định hợp đồng là cực kỳ quan trọng, để giúp đảm bảo quyền và lợi ích của các bên trong quan hệ dân sự. Theo ông Nguyên, Luật cần quy định rõ ràng, dễ hiểu để áp dụng, nhất là không nên có những quy định dẫn đến cách hiểu đa chiều, sẽ phát sinh tranh cãi, làm dây dưa vụ việc.

Các đại biểu tập trung thảo luận những ví dụ thực tiễn và những thách thức gặp phải về hợp đồng trong các lĩnh vực thương mại như mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, vận tải, xây dựng và bất động sản, hợp tác kinh doanh...

Các ý kiến đóng góp đã giúp các quy định về chế định hợp đồng trong dự thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi) hoàn thiện hơn, sát với thực tiễn, góp phần giảm thiểu rủi ro xảy ra tranh chấp, vướng mắc, thúc đẩy kinh tế phát triển trong quá trình hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay.

Đại diện Bộ Tư pháp, ông Nguyễn Hồng Hải, Phó vụ trưởng Vụ pháp luật Dân sự - Kinh tế cho biết, Bộ Tư pháp sẽ xem xét, nghiên cứu tiếp thu những ý kiến phù hợp để đệ trình lên Ban soạn thảo Bộ luật Dân sự (sửa đổi), sau đó cho vào dự thảo cuối cùng, trình Quốc hội vào tháng 10 năm nay.

Tin bài liên quan