Cơ quan thanh tra phát hiện DIV tính phí lúc thừa, lúc thiếu, chỗ này thừa, chỗ kia thiếu.

Cơ quan thanh tra phát hiện DIV tính phí lúc thừa, lúc thiếu, chỗ này thừa, chỗ kia thiếu.

Bảo hiểm tiền gửi vi phạm trong đầu tư, thu phí

(ĐTCK) Kết luận của Thanh tra Chính phủ chỉ ra một số sai phạm của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV) trong công tác đầu tư nguồn vốn nhàn rỗi cũng như công tác thu phí.

Đầu tư vượt hạn mức với tổng số thanh toán là 9.905 tỷ đồng

Theo báo cáo của Bảo hiểm tiền gửi, trong giai đoạn 2011 – 2013, tổ chức tài chính này đã sử dụng nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để đầu tư gửi tiền tại các ngân hàng thương mại Nhà nước, các ngân hàng TMCP và đầu tư mua Trái phiếu Chính phủ.

Qua kiểm tra, Thanh tra Chính phủ phát hiện hoạt động này có nhiều sai sót, vi phạm.

Chẳng hạn, trong hai năm 2011 – 2012, DIV đã không lập Kế hoạch  đầu tư vốn trình HĐQT phê duyệt theo quy định tại Quy chế đầu tư vốn tạm thời nhàn rỗi cho HĐQT của DIV ban hành.

Đối với việc đầu tư Trái phiếu Chính phủ, theo Quy chế, Tổng giám đốc chỉ được quyền đầu tư với giới hạn từ 100 tỷ đồng trở xuống mỗi lần. Nhưng thực tế, DIV đã thực hiện 59 lần đầu tư vượt giới hạn với doanh số giao dịch thanh toán là 9.905 tỷ đồng.

Có giai đoạn, DIV để số dư trên tài khoản tiền gửi không kỳ hạn bình quân lên tới trên 100 tỷ đồng trong 20 – 30 ngày liên tiếp Số dư tiền gửi trên tài khoản ngân hàng. Việc này được đánh giá là sử dụng vốn không hiệu quả khi mà mức vốn dự trữ tối thiểu theo phương án đầu tư vốn là khoảng 10 – 40 tỷ đồng.

Tính “nhầm” phí

Là một tổ chức tài chính, nguồn thu chính của DIV là phí bảo hiểm. Tuy nhiên, cơ quan thanh tra phát hiện DIV tính phí lúc thừa, lúc thiếu, chỗ này thừa, chỗ kia thiếu.

Cụ thể, năm 2011, kiểm tra 30 ngân hàng thì có 16 ngân hàng tính thừa phí với số tiền 1,1 tỷ đồng. Có 9 ngân hàng tính thiếu phí với số tiền hơn 2 tỷ đồng.

Năm 2012, kiểm tra 41 ngân hàng, phát hiện 20 ngân hàng tính thừa phí, số tiền là 7,6 tỷ đồng. Có 13 ngân hàng tính thiếu phí, số tiền 460 triệu đồng.

Năm 2013, kiểm tra 34 ngân hàng, phát hiện 15 ngân hàng tính thừa phí với số tiền 307 triệu đồng. Có 13 ngân hàng tính thiếu phí, số tiền 2,1 tỷ đồng.

Một số quỹ tín dụng nhân dân đã rơi vào tình cảnh phá sản. DIV đã chi trả bảo hiểm cho người gửi tiền. Nhưng quá trình chi trả, đã xảy ra tình trạng người gửi tiền tách sổ để được hưởng tối đa số tiền gửi.

6 tháng đầu năm 2014, kiểm tra 23 ngân hàng, phát hiện 9 ngân hàng tính thừa phí, số tiền hơn 12 tỷ đồng. Có 7 ngân hàng tính thiếu phí, số tiền 12,8 tỷ đồng. Trong đó, riêng BIDV “bị” tính thiếu số phí là 12,2 tỷ đồng.

Theo quy định, các khoản phí nộp thiếu phát hiện qua kiểm tra phải được tính phạt theo mức phạt chậm nộp phí bảo hiểm (0,1% hoặc 0,05% tùy giai đoạn), không có quy định về miễn phạt. Tuy nhiên, DIV đã không tính phạt một số đơn vị nộp thiếu phí sau khi kiểm tra, phát hiện.

Qua kiểm tra cho thấy, hướng dẫn tạm thời về các tính và nộp phí tại Văn bản số 11/CV-BHTG115 của Tổng giám đốc DIV chưa đúng quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi cũng như các văn bản hướng dẫn dưới luật.

Theo BCTC đã được kiểm toán, một số chỉ tiêu hoạt động của DIV giai đoạn 2011 – 2013 như sau:

Nguồn vốn chủ sở hữu tại 31/12/2010 là 2.459 tỷ đồng đến ngày 31/12/2013 tăng lên thành 5.595 tỷ đồng. Tăng trưởng bình quân về vốn chủ sở hữu là 75,83%.

Trong cùng giai đoạn, tổng tài sản từ 6.939 tỷ đồng tăng lên thành 16.561 tỷ đồng.

Tổng lợi nhuận tăng từ 477 tỷ đồng năm 2010 lên 880 triệu đồng năm 2011. Tăng lên 1.079 tỷ đồng năm 2012 và lên 1.228 tỷ đồng năm 2013. Tỷ lệ tăng trưởng lợi nhuận bình quân là 85,85%/năm.

Tin bài liên quan