Góc nhìn kỹ thuật phiên 28/8: Khả năng tiến tới vùng kháng cự 650-660 điểm

(ĐTCK) ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 28/8.
Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS

CTCK FPT – FPTS

VN-Index đã có sự điều chỉnh đầu tiên sau 5 phiên tăng điểm liên tiếp. Mức điều chỉnh không đáng kể cho thấy biến động của thị trường vẫn đang ở mức bình thường.

Chúng tôi chuyển sang phân tích kỹ thuật cổ phiếu GAS khi cổ phiếu này đóng vai trò chính cho xu hướng của thị trường.

Nhận thấy rằng đường trendline phía trên của mô hình tăng giá GAS hiện tại đang hỗ trợ khá tốt cho 2 phiên tích lũy vừa qua, đồng thời khối lượng đã suy giảm trở lại. Do vậy, chúng tôi suy luận có khả năng việc điều chỉnh của cổ phiếu này cũng sắp kết thúc, dẫn tới việc VN-Index cũng có khả năng vượt 630 trong những phiên sắp tới để tiến tới vùng kháng cự 650-660 điểm gần nhất.

HNX-Index có 1 phiên tăng điểm tiếp theo đạt mốc xấp xỉ 86 điểm trong phiên giao dịch ngày 27/8. Mốc kháng cự cũ sắp tiếp cận ở mốc 87-88 được chúng tôi đánh giá là không khó khăn để vượt qua như những mốc trước đó bởi chỉ số volume at price cho thấy mức độ tập trung khối lượng ở vùng này khá thấp.

Ngoài ra, nhóm cổ phiếu dẫn dắt như PVC, PVS có 1 phiên điều chỉnh vẫn trong biên độ cho phép, cho thấy thị trường chung vẫn chưa có dấu hiệu xấu xảy ra.

CTCK BIDV - BSC

Cây nến spinning top thân đỏ ngày 27/8 dừng ngay biên trên của dải Bollinger. Phiên đầu tiên thị trường điều chỉnh sau chuỗi 5 phiên phiên tăng mạnh, khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì mạnh mẽ.

Đồ thị VN-Index trong phiên giữ vững mức hỗ trợ 630 trong suốt phiên sáng, nhưng sang đầu phiên chiều, VN-Index đột ngột giảm mạnh mẽ hướng xuống đường 625, phục hồi trở lại vào cuối phiên mất 0,29 điểm.

Đường RSI giảm nhẹ và xu hướng tăng không còn được duy trì, tuy nhiên, đường này hiện vẫn nằm trên đường 70. Đường MACD vẫn nằm trên đường tín hiệu chậm và trên đường Zero. Chỉ báo MFI(14) vẫn cho thấy một xu hướng tăng, chạm ngưỡng 84.73. Đồ thị ADX(14) cho thấy sự mở rộng của +DI và –DI đang có dấu hiệu chậm lại.

Thị trường tiếp tục chịu tác động của lực cản của dải Bollinger, mức hỗ trợ tạm thời 625. VN-Index sẽ tiếp tục kiểm tra lại vùng 628-630 trong phiên tiếp theo.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 28/8: Khả năng tiến tới vùng kháng cự 650-660 điểm ảnh 1

Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS

CTCK Sài Gòn – Hà Nội (SHS)

VN-Index có phiên điều chỉnh nhẹ khi chạm vùng đỉnh 633 được thiết lập từ 2009. Độ rộng thị trường có xu hướng thu hẹp nhưng khá cân bằng với 120 mã giảm giá và 103 mã tăng giá. Phiên giảm điểm tạo nến Dragon Fly ngay tại vùng cản cứng cho thấy khả năng tiếp tục điều chỉnh trong phiên tới là lớn. Tuy nhiên cần phiên confirm ngày 28/8 để kiểm chứng mô hình này.

Thanh khoản tiếp tục cho tín hiệu tích cực khi giữ ở mức trên 2.500 tỷ. Các cổ phiếu trong VN30 vẫn chiếm tỷ trọng giao dịch lớn (trên 60%). Các chỉ báo momentum như Stochastic, RSI có dấu hiệu điều chỉnh tại vùng overbought.

Theo dữ liệu quá khứ thì trong 4 lần test vùng 600 - 630, có 1 lần VN-Index break thành công năm 2007 và mở ra một xu thế tăng điểm rất mạnh. Nếu chỉ số này điều chỉnh đi ngang trong mặt bằng giá này trong 1 thời gian trước khi bật lên khỏi vùng này thì đây sẽ là tín hiệu khá tốt cho 1 uptrend dài hạn phía trước.

Chỉ số HNX-Index có phiên tăng điểm nhẹ trong phiên giao dịch 27/8. Đà tăng vững của PVX và SCR đã giữ cho chỉ số này không bị điều chỉnh mặc dù độ rộng thị trường thu hẹp đáng kể với hầu hết các mã trụ đều bị điều chỉnh giảm điểm. Phiên 27/8, chỉ số này tạo một Doji Star ngay tại vùng cản 85.5. Cần phiên giao dịch tiếp theo để khẳng định xu thế điều chỉnh đang quay lại.

Thanh khoản giảm nhẹ xuống mức khoảng 80 triệu đơn vị tương ứng giá trị khớp lệnh khoảng 950 tỷ đồng. Nhóm HNX30 vẫn tiếp tục thu hút khá mạnh dòng tiền với lượng khớp lệnh chiếm trên 70% toàn thị trường. Tương tự VN-Index, các chỉ báo momentum của HNX-Index như RSI và Stochastic đều đang trong xu hướng điều chỉnh tại vùng overbought.

CTCK Maybank KimEng (MBKE)

VN-Index có phiên giảm nhẹ đầu tiên sau khi tăng mạnh liên tiếp 5 phiên trước đó. Khả năng quá trình điều chỉnh có thể còn kéo dài trong một vài phiên tới.

Dù vậy cần lưu ý, xu hướng chủ đạo của VN-Index vẫn là tăng, quá trình điều chỉnh hiện nay ít có khả năng thay đổi điều này.

KLGD trở lại gần mức cao nhất ở đầu tuần, một phần do áp lực chốt lời chủ động. Nhìn chung, thanh khoản hiện nay đang thể hiện mức độ hoạt động tích cực của dòng tiền.

Các chỉ báo kỹ thuật nhìn chung đồng thuận với đánh giá tích cực về triển vọng của VN-Index trong giai đoạn tới.

Điều chỉnh là diễn biến tất yếu và cần thiết để xu hướng tăng của VN-Index có thể bền vững hơn.

HNX-Index tiếp tục có một phiên tăng, dù vậy mức tăng yếu hơn rất nhiều các ngày trước đó. Độ rộng thị trường thậm chí đã nghiêng về bên giảm với 89 mã tăng / 120 mã giảm.

Khả năng đường giá có thể đối diện với pha điều chỉnh sau khi đã tăng giá tốt trong 2 tuần qua.

Dù vậy cần nhấn mạnh, xu hướng của HNX-Index đang là tăng, quá trình điều chỉnh (nếu có) sẽ ít có khả năng làm thay đổi xu hướng tăng này.

KLGD tuy có suy giảm đôi chút so với hai phiên đầu tuần, mức này vẫn cao hơn đáng kể thanh khoản trung bình 50 ngày và do đó dòng tiền vẫn đang trong trạng thái hoạt động tích cực.

MACD xóa bỏ phân kỳ tiêu cực với đường giá và vẫn đang gia tăng. Các chỉ báo khác nhìn chung đồng thuận với triển vọng tích cực dành cho đường giá.

Xu hướng của HNX-Index đang là tăng. Sự điều chỉnh có thể sẽ xảy ra nhưng điều này ít khả năng làm ảnh hưởng đến xu hướng tăng.

Tin bài liên quan