Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: BVSC

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: BVSC

Góc nhìn kỹ thuật phiên 27/3: Tín hiệu hồi phục

(ĐTCK) Việc chỉ số hình thành mẫu hình nến doji sau một nhịp giảm mạnh trong bối cảnh độ rộng thị trường không có sự chênh lệch quá nhiều giữa 2 bên xanh đỏ, còn các chỉ báo momentum đã duy trì khá lâu trong vùng quá bán, đặc biệt đường STO đã giao cắt lên trên trở lại với đường tín hiệu trong vùng này. Những tín hiệu trên đang mở ra cơ hội hồi phục của chỉ số trong một vài phiên tiếp theo.

ĐTCK lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số CTCK cho phiên giao dịch ngày 27/3. 

CTCK Bảo Việt - BVSC

VNINDEX tiếp tục có phiên giảm điểm với đà giảm duy trì trong suốt phiên giao dịch kèm theo thanh khoản giảm nhẹ và và vẫn duy trì dưới mức trung bình. Diễn biến này vẫn đang cho thấy tâm lý thận trọng, hạn chế giao dịch của nhà đầu tư khi chỉ số đang bị chi phối bởi đà giảm của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn.

Tuy vậy, việc chỉ số hình thành mẫu hình nến doji sau một nhịp giảm mạnh trong bối cảnh độ rộng thị trường không có sự chênh lệch quá nhiều giữa 2 bên xanh đỏ, còn các chỉ báo momentum đã duy trì khá lâu trong vùng quá bán, đặc biệt đường STO đã giao cắt lên trên trở lại với đường tín hiệu trong vùng này. Những tín hiệu trên đang mở ra cơ hội hồi phục của chỉ số trong một vài phiên tiếp theo.

Mặc dù vậy, đường giá vẫn đang phải chịu sức ép từ nhóm MA ngắn hạn đang hướng xuống và còn duy trì khoảng cách khá xa với đường tín hiệu trong khi diễn biễn biến của các chỉ báo kỹ thuật khác vẫn chưa có nhiều chuyển biến tích cực hơn, còn dải BB vẫn tiếp tục mở rộng. Điều này khiến chúng tôi vẫn để ngỏ nguy cơ chỉ số có thể có thêm nhịp giảm điểm và tiếp cận các mốc điểm cao hơn trong ngắn hạn.

Vùng hỗ trợ gần của 2 chỉ số vẫn nằm tại 550-555 điểm đối với VNINDEX và 81,5-82 điểm đối với HNXINDEX. Đây tiếp tục được xem là điểm mua trading với tỷ trọng thấp các vị thế ngắn hạn.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 27/3: Tín hiệu hồi phục ảnh 1

Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: BVSC

CTCK Sài Gòn Hà Nội – SHS

VN-Index tiếp tục có một phiên 26/3 điều chỉnh giảm. Chỉ số này mất 4,77 điểm (0.85%) về mốc 556,16 điểm. Thanh khoản có sự sụt giảm nhẹ khi chỉ có khoảng 83 triệu cổ phiếu được giao dịch tương ứng giá trị giao dịch khoảng 1.600 tỷ đồng.

Chỉ số này tạo thành Doji ngay tại vùng đáy cũ 550 – 555 điểm tại tháng 2/2015 cho thấy áp lực bán đã giảm nhờ dòng tiền bắt đáy xuất hiện tại nhiều mã. Tuy vậy cần phiên tiếp theo để khẳng định chắc chắn xu hướng này. Nếu tiếp tục điều chỉnh giảm sâu thêm phá vỡ ngưỡng hỗ trợ này, lực bán sẽ tăng mạnh hơn và chỉ số này sẽ test lại mốc 540 trong ngắn hạn.

Các chỉ báo kỹ thuật không cho tín hiệu tích cực nào đáng kể. Stochastic tiếp tục chìm tại vùng oversold trong khi MACD đang về dưới ngưỡng 0. Đường ADX nằm dưới ngưỡng 25 cho thấy xu hướng giảm chưa thực sự mạnh.

HNX-Index gần như không có biến động khi chỉ giảm nhẹ 0,01 điểm và đứng tại mốc 83,14 điểm. Thanh khoản giữ ở mức thấp với chỉ khoảng 30 triệu đơn vị được giao dịch.

Đồ thị chỉ số này tạo thành 1 Doji ngay tại mốc hỗ trợ 82.7 điểm cho thấy mốc hỗ trợ này tạm thời đang khá cứng là là đường phân cách để xác định chỉ số này có giảm tiếp trong các phiên sắp tới hay không.

Đường Stochastic có xu hướng tăng nhẹ từ dưới vùng oversold trong khi RSI có xu hướng đi ngang sau khi giảm mạnh về vùng 40. Các tín hiệu này hiện tại đều không cho chỉ báo rõ ràng về xu hướng.

CTCK MB (MBS)

Về mặt kỹ thuật, sau phiên giảm điểm hôm nay các chỉ số đã tiệm cận vùng hỗ trợ ngắn hạn, với VN-Index là vùng 555 điểm (tương ứng vùng đáy cũ mà chỉ số này đã xác lập ngày 04/02/2015) và với HNX-Index là vùng 83 điểm (tương ứng Fibonacci retracement 38.2%), chúng tôi nhận thấy HNX-Index đang nhận được hỗ trợ tích cực tại vùng điểm này, tuy nhiên VN-Index thì vẫn chịu áp lực giảm điểm từ động thái bán ròng của khối ngoại tại các cổ phiếu vốn hóa lớn.

Ngắn hạn chúng tôi đã bắt đầu nhận thấy nhứng tín hiệu cân bằng hơn trong giao dịch nói chung, tuy nhiên sự thận trọng vẫn thể hiện rõ nét khi thanh khoản không được cải thiện, chúng tôi tiếp tục khuyến nghị nhà đầu tư duy trì tỷ trọng tiền mặt cao trong danh mục, chờ đợi các tín hiệu cải thiện giao dịch của khối ngoại, các hoạt động mua tăng tỷ trọng chỉ nên xem xét khi thanh khoản thị trường cải thiện tích cực và khối ngoại giảm bớt hoạt động bán ròng.

Tin bài liên quan