Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 26/9: VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trạng thái giằng co

(ĐTCK) Nhóm MA ngắn hạn đang hướng lên (tương ứng với vùng hỗ trợ 800-804 điểm) sẽ tiếp tục nâng đỡ cho thị trường trong những phiên kế tiếp. Nếu chỉ số vượt qua ngưỡng tâm lý 806-808 điểm thì chỉ số nhiều khả năng sẽ bước vào nhịp tăng mới với đích đến kỳ vọng nằm tại vùng kháng cự mạnh 813-818 điểm trong một vài tuần kế tiếp.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 26/9.

CTCK Bảo Việt – BVSC

Vn-Index đóng cửa giảm nhẹ và tiếp tục duy trì trạng thái dao động đi ngang trong biên độ hẹp quanh ngưỡng tâm lý 806 điểm. Diễn biến này được dự báo sẽ còn tiếp tục trong một vài phiên kế tiếp cho đến khi có sự xuất hiện của dòng cổ phiếu dẫn dắt thị trường.

Thanh khoản duy trì ở mức thấp hơn khá nhiều so với mức khối lượng bình quân 21 phiên, còn độ rộng thị trường tiêu cực.

Tâm lý nhà đầu tư đang có dấu hiệu thận trọng và mất dần sự kiên nhẫn đối với diễn biến thị trường. Nếu chỉ số không nhanh chóng thoát khỏi trạng thái dao động này thì áp lực bán có thể sẽ gia tăng mạnh hơn trong ngắn hạn.

Nhóm MA ngắn hạn đang hướng lên (tương ứng với vùng hỗ trợ 800-804 điểm) sẽ tiếp tục nâng đỡ cho thị trường trong những phiên kế tiếp.

Nếu chỉ số vượt qua ngưỡng tâm lý 806-808 điểm thì chỉ số nhiều khả năng sẽ bước vào nhịp tăng mới với đích đến kỳ vọng nằm tại vùng kháng cự mạnh 813-818 điểm trong một vài tuần kế tiếp.

Mặc dù vậy, trong kịch bản tiêu cực, ngưỡng 800 điểm bị xuyên thủng thì nguy cơ chỉ số giảm mạnh về vùng 790- 795 điểm cần phải được tính đến.

Đặc biệt là trong bối cảnh các chỉ báo dao động đã cắt xuống dướ vùng quá mua, còn đường MACD cũng cắt xuống dưới đường tín hiệu.

Vùng kháng cự gần của chỉ số nằm tại 813-818 điểm. Vùng hỗ trợ gần của chỉ số nằm tại quanh 800 điểm và 790-795 điểm.

CTCK FPT - FPTS

Chốt phiên giao dịch đầu tuần 39, Vn-Index giảm nhẹ 1,55 điểm, lùi về đứng ở mức điểm 805,58 điểm.

Theo đó, cây nến đỏ dạng Long lower Shadow xuất hiện hàm ý phiên giao dịch này là một phiên điều chỉnh của đồ thị chỉ số nhằm kiểm tra lại khu vực hỗ trợ 800 – 805.

Trên đồ thị EOD, đường giá VN-Index đang thể hiện trạng thái đi ngang trong khoảng hẹp 800 – 810 điểm như đã đề cập trong báo cáo cuối tuần trước.

Dấu hiệu tiêu cực của xu hướng vẫn đến từ biến động của khối lượng giao dịch.

Cụ thể, mức khối lượng khớp lệnh liên tục nằm thấp hơn mức bình quân 20 phiên gần nhất cho thấy cơ hội của một breakout là không lớn trong bối cảnh VN-Index đang thực hiện kiểm tra đường biên trên của kênh xu hướng 03 tháng.

Biến động về điểm số và thanh khoản này cũng kéo theo dấu hiêu bi quan xuất hiện ở nhóm chỉ báo xu hướng và dòng tiền. MFI tiếp tục lao dốc trong khi MACD đang đi xuống chuẩn bị tạo giao cắt báo bán với đường tín hiệu sẽ là những yếu tố có khả năng gây tác động xấu đến tâm lý giao dịch tuần này.

Đánh giá về phân lớp cổ phiếu, có thể thấy trạng thái trái chiều của 02 chỉ số Vn30 và VnMid tiếp tục kéo dài từ tuần giao dịch 38 cho đến phiên giao dịch hôm nay, tuy nhiên, vai trò tạo lực cầu đỡ thị trường đã chuyển dịch từ nhóm cổ phiếu vốn hóa vừa sang nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.

Trạng thái này có phần tương tự như đã xảy ra trong giai đoạn cuối tháng 05/2017 và dấu hiệu hồi phục của VN30 sẽ được kỳ vọng giúp duy trì vai trò hỗ trợ của khu vực 800 – 805 điểm.

Như vậy, trong tuần 39, diễn biến chủ đạo của VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục là trạng thái giằng co đi ngang bên dưới ngưỡng 810 điểm.

Trong đó, nhà đầu tư cần lưu ý đến nguy cơ xuất hiện thêm các tín hiệu báo bán tại các chỉ báo kỹ thuật.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 26/9: VN-Index nhiều khả năng sẽ tiếp tục trạng thái giằng co ảnh 1

 Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS

CTCK Phú Hưng - PHS

Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên giảm điểm trở lại. Khối lượng giao dịch suy giảm và duy trì dưới bình quân 10 và 20 phiên cho thấy dòng tiền đang có dấu hiệu đứng ngoài thị trường.

Không những vậy, các chỉ báo kỹ thuật khác như MACD và RSI đang cho tín hiệu thận trọng nhất định, khi đường MACD có dấu hiệu hội tụ với đường Signal và đường RSI có xu hướng giảm tử vùng 72 xuống cùng 65 cho thấy đà phục hồi có dấu hiệu suy yếu.

Tuy nhiên, chỉ số vẫn duy trì đóng cửa trên MA 20 và chỉ báo ADX nằm trên vùng 30, kèm đường +DI nằm trên –DI cho thấy xu hướng chính của chỉ số có thể vẫn là phục hồi, phiên giảm điểm vừa qua có thể chỉ mang tính kỹ thuật, ngưỡng hỗ trợ gần nhất có thể là vùng tâm lý 800 điểm.

Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index có diễn biến tích cực hơn. Chỉ số có phiên tăng điểm thứ tư liên tiếp lên và duy trì đóng cửa trên MA 20, kèm theo khối lượng duy trì trên mức bình quân 10 và 20 phiên, cho thấy xu hướng phục hồi của chỉ số đang tiếp diễn.

Chỉ số có thể tiếp tục tiến lên thử thách ngưỡng kháng cự 110,9 điểm (Fib 161,8). 

Nhìn chung, xu hướng chính của thị trường có thể vẫn là phục hồi, phiên giảm điểm vừa qua có thể chỉ mang tính kỹ thuật.

Do đó, nhà đầu tư có thể tận dụng các phiên điều chỉnh để tái cơ cấu danh mục vào các cổ phiếu có kỳ vọng kết quả kinh doanh quý III/2017 khả quan và có tính dẫn dắt thị trường.

Tin bài liên quan