Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 23/2: Mở ra cơ hội thử thách vùng đỉnh lịch sử 1.180-1.190 điểm

(ĐTCK) Cây nến đỏ nhỏ xuất hiện trong phiên hôm nay được xem là diễn biến điều chỉnh bình thường của thị trường sau nhịp tăng điểm mạnh. Nếu vượt qua ngưỡng cản 1.092 điểm, chỉ số sẽ hướng đến vùng kháng cự 1.130-1.140 điểm trong ngắn hạn, đồng thời mở ra cơ hội tiến đến thử thách vùng đỉnh lịch sử 1.180-1.190 điểm.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 23/2.

CTCP Bảo Việt – BVSC

VN-Index giảm 1,02% xuống 1076,03 điểm. Đây là phiên điều chỉnh đầu tiên sau chuỗi 4 phiên hồi phục mạnh từ vùng hỗ trợ 975-980 điểm.

Cây nến đỏ nhỏ xuất hiện trong phiên hôm nay được xem là diễn biến điều chỉnh bình thường của thị trường sau nhịp tăng điểm mạnh.

Thanh khoản đã có sự cải thiện nhưng vẫn ở mức thấp hơn khá nhiều so với mặt bằng khối lượng bình quân 21 phiên.

Khối lượng giao dịch được kỳ vọng sẽ tiếp tục có sự cải thiện tích cực hơn trong những phiên kế tiếp.

Thị trường sẽ có sự phân hóa rõ nét hơn giữa các nhóm cổ phiếu và dòng tiền nhiều khả năng vẫn sẽ tập trung ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là các cổ phiếu ngân hàng.

Sau khi vượt qua đường SMA20 để tiến đến vùng cản quanh 1.092 điểm, chỉ số nhiều khả năng sẽ quay lại kiểm tra vùng hỗ trợ 1.060-1.070 điểm trong một vài phiên tiếp theo.

Đường giá có thể sẽ hình thành dao động đi ngang tích lũy quanh đường SMA20 trong một vài phiên trước khi phát đi những tín hiệu về hướng đi kế tiếp.

Nếu vượt qua ngưỡng cản 1.092 điểm, chỉ số sẽ hướng đến vùng kháng cự 1.130-1.140 điểm trong ngắn hạn, đồng thời mở ra cơ hội tiến đến thử thách vùng đỉnh lịch sử 1.180-1.190 điểm của chỉ số trong trung hạn.

Các nhà đầu tư có thể tranh thủ các thời điểm điều chỉnh của thị trường để mở các vị thể mua ngắn hạn trong những phiên tới.

Vùng kháng cự gần của chỉ số nằm tại quanh 1.092 điểm và 1.130-1.140 điểm. Vùng hỗ trợ gần của chỉ số nằm tại 1.060-1.070 điểm và 1.040-1.050 điểm.

CTCK Phú Hưng - PHS

VN-Index có phiên giảm điểm trở lại. Khối lượng giao dịch tuy có gia tăng so với các phiên trước đó, nhưng vẫn duy trì ở mức dưới bình quân 10 và 20 phiên hàm ý dòng tiền có phần thận trọng.

Không những vậy, chỉ báo kỹ thuật khác như MACD đang nằm dưới đường Signal cho thấy tín hiệu mua vẫn chưa được xác nhận.

Do đó, nhà đầu tư cần cân nhắc kĩ trước khi mở các vị thế mua mới.

Tuy nhiên, khi quan sát kỹ, chỉ số vẫn đang duy trì đóng cửa trên hầu hết các đường MA quan trọng, từ MA 5 tới MA 200 cho thấy xu hướng chính có thể vẫn là phục hồi, phiên giảm điểm vừa qua có thể chỉ mang tính kỹ thuật. 

Ngưỡng hỗ trợ gần tại thời điểm hiện tại có thể là vùng 1.071 điểm (MA20).

Đối với sàn Hà Nội, HNX Index có diễn biến tương tự. Mặc dù, chỉ số cũng có phiên giảm điểm nhưng vẫn duy trì đóng cửa trên MA 5 và 20 cho thấy xu hướng phục hồi có thể là vẫn còn, ngưỡng hỗ trợ gần có thể là vùng 123.2. 

Nhìn chung, phiên giảm điểm 22/2 có thể chỉ mang tính điều chỉnh kỹ thuật nhằm củng cố cho xu hướng chính bền vững hơn.

Tuy nhiên, các tín hiệu mua mới vẫn chưa được xác nhận, do đó, nhà đầu tư nêm thận trọng trước các quyết định giải ngân mới.  

Góc nhìn kỹ thuật phiên 23/2: Mở ra cơ hội thử thách vùng đỉnh lịch sử 1.180-1.190 điểm ảnh 1

  Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS   

CTCK FPT - FPTS

Phiên giao dịch ngày 22/02 đã khép lại với diễn biến đảo chiều giảm điểm của sàn HSX. Chốt phiên, chỉ số VN-Index đánh mất 11,12 điểm và lùi về mốc 1.076,03 điểm.

Quan sát diễn biến trên Indaday M5, có thể thấy áp lực bán xuất hiện sớm ngay từ đầu phiên đã tác động tới tâm lý nhà đầu tư trong suốt quá trình giao dịch.

Chỉ số mặc dù được hỗ trợ tốt bên dưới ngưỡng 1.080 điểm nhưng sự thiếu vắng lực cầu vùng giá cao khiến VN-Index không thể duy trì kênh tăng giá những phiên liên tiếp trước đó.

Theo đó, một kênh đi ngang trong khoảng 1.070–1.092 điểm đang có dấu hiệu hình thành.

Trên khung thời gian EOD, 02 nến giao dịch liên tiếp đang tạo thành hình mẫu nến Inside bar với hàm ý cung – cầu đang do dự trở lại.

Kết hợp tín hiệu giữa 02 khung thời gian thì chúng tôi cho rằng trạng thái giằng co – đi ngang có thể tiếp tục là diễn biến chủ đạo của phiên kế tiếp.

Đánh giá về xu hướng trong thời gian dài hơn, chúng tôi cho rằng diễn biến đảo chiều của phiên hôm nay không gây nhiều bất ngờ bởi dấu hiệu của lực cung đã được nhận diện sớm từ phiên trước đó.

Mặt khác, vai trò ngưỡng hỗ trợ của đường SMA 20 và Gap up gần nhất vẫn được bảo toàn sau phiên đảo chiều hôm nay.

Do đó, một nhịp hiệu chỉnh, tích lũy lại có thể sẽ là yếu tố hỗ trợ cần thiết trước khi chỉ số có thể đi sâu hơn vào khu vực có kháng cự mạnh 1.100 – 1.125 điểm để hoàn thành mục tiêu của mô hình 02 đáy trước đó.

Tin bài liên quan