Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Biểu đồ kỹ thuật VN-Index. Nguồn: VCBS.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 22/9: Đà giảm hiện tại của VN-Index có thể sẽ chững lại

(ĐTCK) Tương quan cung cầu ở các nhóm cổ phiếu vẫn đang có sự cân bằng nhất định. Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư đang dần trở nên thận trọng và có phần mất kiên nhẫn với diễn biến tương đối khó chịu của thị trường. Nhóm MA ngắn hạn đang hướng lên (tương ứng với vùng hỗ trợ 800-804 điểm) sẽ tiếp tục nâng đỡ cho thị trường trong phiên cuối tuần.

Báo Đầu tư Chứng khoán lược trích báo cáo phân tích kỹ thuật của một số công ty chứng khoán cho phiên giao dịch ngày 22/9.

CTCK Bảo Việt – BVSC

Vn-Index giảm điểm phiên thứ 3 liên tiếp và lùi về vùng hỗ trợ 800-804 điểm. Trạng thái chuyển động của chỉ số đang có dấu hiệu đi theo hướng “sideway-up” trong vùng từ 798-812 điểm.

Thanh khoản tiếp tục giảm nhẹ và duy trì ở mức thấp hơn tương đối so với khối lượng bình quân 10 phiên gần nhất, còn độ rộng thị trường nghiêng đôi chút về phía các mã giảm điểm.

Tương quan cung cầu ở các nhóm cổ phiếu vẫn đang có sự cân bằng nhất định.

Tuy nhiên, tâm lý nhà đầu tư đang dần trở nên thận trọng và có phần mất kiên nhẫn với diễn biến tương đối khó chịu của thị trường.

Nhóm MA ngắn hạn đang hướng lên (tương ứng với vùng hỗ trợ 800-804 điểm) sẽ tiếp tục nâng đỡ cho thị trường trong phiên cuối tuần.

Nếu chỉ số cho phản ứng hồi phục tăng điểm trở lại tại vùng hỗ trợ này, đồng thời một lần nữa vượt qua ngưỡng tâm lý 806 điểm, thì xu hướng tăng điểm của chỉ số vẫn được bảo lưu với đích đến kỳ vọng nằm tại vùng kháng cự mạnh 813-818 điểm trong ngắn hạn.

Mặc dù vậy, trong kịch bản tiêu cực, ngưỡng 800 điểm bị xuyên thủng thì nguy cơ chỉ số giảm mạnh về vùng 790- 795 điểm cần phải được tính đến.

Đặc biệt là trong bối cảnh các chỉ báo dao động đang ở vào trạng thái quá mua, còn đường MACD đã chớm cắt xuống dưới đường tín hiệu.

Vùng kháng cự gần của chỉ số nằm tại 813-818 điểm. Vùng hỗ trợ gần của chỉ số nằm tại quanh 800 điểm và 790-795 điểm.

CTCK FPT - FPTS

Như đã nhận định trong phiên trước, BHN sau khi tăng về ngưỡng kháng cự 110 đã gặp phải áp lực chốt lời rất mạnh khiến giá cổ phiếu này giảm gần 10% trong phiên sáng.

VN-Index vì thế cũng mất đi lực đỡ then chốt từ ngành đồ uống trong giai đoạn gần đây.

Mặc dù nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng tăng điểm trong phiên chiều nhưng vẫn không đủ để triệt tiêu áp lực chốt lời của các cổ phiếu thuộc dòng Large-Cap như SAB, MSN và VNM, khiến cho chỉ số VN-Index tiếp tục giảm 1,93 điểm trong phiên ngày hôm nay.

Mốc điểm đóng cửa hiện tại cho thấy chỉ số sàn HSX đã đóng cửa bên dưới ngưỡng hỗ 805 điểm tương ứng với đường EMA 5 ngày.

Tuy nhiên, thanh khoản khớp lệnh lại giảm về ngưỡng 130 triệu đơn vị cho thấy áp lực cung tại vùng điểm bên dưới ngưỡng 805 đã giảm đáng kể.

Bên cạnh đó, vị trí của các chỉ báo xung lượng đang tiệm cận rất gần với các đường tín hiệu của chúng. Đường RSI vẫn dao động phía trên đường EMA 20 ngày của nó; tương tự, MACD cũng đang nằm trên đường tín hiệu.

Do đó, chúng tôi để ngỏ khả năng biến động chỉ số sẽ có phản ứng tự cận bằng xuất hiện trong khu vực 800- 805 điểm.  

Dữ kiện trên đồ thị Intraday H1 cũng cho thấy lực đỡ quanh vùng 805 vẫn còn tồn tại với trạng thái phân kì giữa nhịp giảm của chỉ số với chỉ báo MACD và RSI.

Ngoài ra, dữ liệu lịch sử cho thấy khi Stochastic %K thực hiện giao cắt %D từ dưới lên lần thứ 2 tại vùng quá bán thì đường %K thường có khuynh hướng tăng trở lại vùng điểm 20 – 80, VN-Index cũng vì thế mà tăng theo.

Do đó, đà giảm hiện tại của VN-Index có thể sẽ chững lại trong phiên cuối tuần giúp VN-Index kiểm tra lại mốc 805 điểm.

Góc nhìn kỹ thuật phiên 22/9: Đà giảm hiện tại của VN-Index có thể sẽ chững lại ảnh 1

 Biểu đồ kỹ thuật HNX-Index. Nguồn: VCBS 

CTCK Phú Hưng - PHS

Theo quan điểm kỹ thuật, VN-Index có phiên giảm điểm thứ ba liên tiếp. Khối lượng giao dịch tiếp tục duy trì ở mức thấp dưới bình quân 10 và 20 phiên hàm ý dòng tiền có sự thận trọng nhất định.

Không những vậy, các chỉ báo kỹ thuật như MACD và RSI đang cho thấy động lực phục hồi có dấu hiệu suy giảm, như MACD đang có xu hướng hội tụ với đường Signal và đường RSI đang suy giảm từ vùng 71 xuống vùng 65.

Tuy nhiên, xu hướng chính của chỉ số có thể vẫn là phục hồi, khi chỉ số đang duy trì đóng cửa trên MA 20, kèm theo đường ADX năm trên vùng 30 và đường +DI nằm trên –DI, cho thấy đợt điều chỉnh hiện tại có thể chỉ mang tính kỹ thuật nhằm củng cố cho xu hướng phục hồi chính bền vững hơn.

Chỉ số có thể sớm quay lại tiến lên thử thách ngưỡng kháng cự 824 điểm (Fib 100). 

Đối với sàn Hà Nội, HNX-Index diễn biến có phần tích cực hơn. Chỉ số có phiên tăng điểm thứ hai liên tiếp và duy trì đóng cửa trên MA 5 và 20, kèm khối lượng gia tăng cho thấy xu hướng phục hồi đang tiếp diễn, chỉ số có thể tiến lên thử thách ngưỡng kháng cự 105,9 điểm (Fib 127.2). 

Nhìn chung, xu hướng chính của thị trường có thể vẫn là phục hồi, thị trường có thể sớm tiếp lên thử thách các ngưỡng kháng cự cao hơn.

Do đó, nhà đầu tư có thể tiếp tục tận dụng những phiên điều chỉnh kỹ thuật để tái cơ cấu lại danh mục của mình.

Tin bài liên quan