Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

(ĐTCK) Trái ngược với tuần trước, sự suy yếu của thị trường khiến các khuyến nghị mua vào của các công ty chứng khoán không đạt như kỳ vọng. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* BVSC khuyến nghị tích cực cổ phiếu NLG

Với kết quả dự tính cho 2017, Nam Long đang giao dịch với PE fw2017 6x là rất hấp dẫn. Ngoài ra, xét thêm các yếu tố hỗ trợ ngắn hạn, BVSC cho rằng thông tin về hợp tác dự án Nguyên Sơn có thể tạo ra tín hiệu tín cực đối với cổ phiếu Nam Long, dự kiến thời gian công bố rơi vào quý 1/2017. BVSC khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu NLG khi giá thị trường đang chiết khấu 24% so với kết quả ước tính thận trọng của chúng tôi. 

Tuần qua, diễn biến nhóm cổ phiếu bất động sản khá khởi sắc, ngoại trừ đại gia ngành VIC. Trong đó, NLG với những tín hiệu tích cực cũng đã đón nhận những phiên tăng điểm. Cụ thể, với 3 phiên tăng vào cuối tuần, 1 phiên đứng giá và 1 phiên giảm, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu NLG tăng 600 đồng/Cp (+2,68%) từ mức 22.3500 đồng/Cp lên 22.950 đồng/Cp.

* KIS khuyến nghị xem xét mua vào cổ phiếu REE

Nhà đầu tư có thể xem xét mua vào REE nếu khối lượng giao dịch duy trì ở mức cao. Chúng tôi kỳ vọng giá REE có thể tăng lên vùng 26. Ngưỡng cắt lỗ đặt tại 20.

Khuyến nghị của KIS khá chuẩn xác khi tuần qua, REE chỉ có duy nhất 1 phiên giảm vào giữa tuần và 4 phiên tăng. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu REE tăng 750 đồng/Cp (+3,53%) từ mức 21.250 đồng/Cp lên 22.000 đồng/Cp. Tuy nhiên, so với mức giá kỳ vọng 26.000 đồng/CP, giá hiện tại của REE đang thấp hơn 18,18%.

* MBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu MWG

Ở mức định giá hiện nay, MWG đang giao dịch ở mức P/E là 15.6x cho năm 2016 và khoảng 13 lần cho năm 2017. Đây là mức định giá phù hợp với vị trí dẫn đầu, tiềm năng tăng trưởng của MWG trong năm 2017 cũng như những rủi ro MWG sẽ phải gặp phải sau giai đoạn tăng trưởng mạnh nhất này. Định giá Nắm Giữ cho cổ phiếu MWG. 

Cùng với diễn biến thị trường lình xình, nhiều cổ phiếu bluechip trong tuần qua đã giao dịch thiếu tích cực. Trong đó, MWG cũng là một thành phần khi có 3 phiên giảm vào đầu tuần và 2 phiên tăng vào cuối tuần. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu MWG giảm 2.200 đồng/Cp (-1,39%) từ mức 158.200 đồng/Cp xuống 156.000 đồng/Cp.

* VCSC khuyến nghị kém khả quan đối với cổ phiếu STB

Chúng tôi giữ khuyến nghị KÉM KHẢ QUAN dành cho Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (STB) do tiếp tục lo ngại về chất lượng tài sản khi ngân hàng vẫn chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2015 và HĐCĐ bị hoãn lại.

Nhóm cổ phiếu vua một thời vẫn giao dịch khá trầm lắng và chưa tìm thấy điểm sáng trong tuần qua. Trong đó, STB cũng không nằm ngoài xu thế trên bởi những phân tích VCSC đưa ra về lo ngại chất lượng tài sản. Cụ thể, STB đã có 3 phiên giảm, 1 phiên tăng và 1 phiên đứng giá. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu STB giảm 360 đồng/Cp (-4,37%) từ mức 8.240 đồng/Cp xuống 7.880 đồng/Cp.

* KIS khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu DHC

Chúng tôi định giá mỗi cổ phiếu DHC ở mức 45k vào cuối năm 2017 dựa trên phương pháp so sánh và DCF. Khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu DHC.

Trái với khuyến nghị của KIS, tuần qua, DHC có diễn biến đi ngang khi giảm nhẹ phiên đầu tuần, tăng nhẹ phiên tiếp theo và đứng giá tham chiếu trong 3 phiên cuối tuần. Tổng cộng cả tuần, giá cổ phiếu DHC không có mức biến động về giá và vẫn giữ nguyên mức 38.000 đồng/Cp. Như vậy, so với mức giá mục tiêu mà KIS đưa ra là 45.000 đồng/CP, giá cổ phiếu DHC hiện nay thấp hơn 18,42%.

* MBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu PHR

PHR là cơ hội đầu tư chúng tôi đã khuyến nghị từ vùng giá 21.000-22.000 đồng/cp và qua báo cáo này chúng tôi khuyến nghị tiếp tục nắm giữ đối với cổ phiếu PHR với mức định giá trên cơ sở thận trọng 29.000 đồng/cp, với tiềm năng tăng giá khoảng 12,4% so với 25.800 đồng/cp ngày 11/11/2016.

Với thông tin giá cao su tăng mạnh, các cổ phiếu nhóm cao su tự nhiên trong thời gian qua đã bật tăng mạnh, đúng như nhận định của hầu hết các công ty chứng khoán phân tích. Tuy nhiên, trong tuần qua, với nhận định thận trọng nắm giữ, các cổ phiếu trong nhóm này đã xuất hiện dấu hiệu chốt lời. Cụ thể, với 3 phiên tăng đầu tuần và 2 phiên giảm cuối tuần, giá cổ phiếu PHR tăng 400 đồng/Cp (+1,55%) từ mức 25.800 đồng/Cp lên 26.200 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu mà MBS đặt ra, giá cổ phiếu PHR hiện nay thấp hơn 10,69%.

* BVSC khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu QHD

Với mức giá đóng cửa ngày 7/11/2016, QHD đang được giao dịch với PE forward 2016 ở mức 7,7 lần. Với triển vọng quý IV/2016 và 2017 không có nhiều đột biến, chúng tôi cho rằng đây là mức hợp lý với cổ phiếu QHD. Do đó chúng tôi đánh giá NEUTRAL với cổ phiếu của Công ty.

Diễn biến cổ phiếu QHD tuần qua khá tiêu cực khi đón nhận 4 phiên giảm và duy nhất 1 phiên tăng ngày 15/11. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu QHD giảm 1.200 đồng/Cp (-2,51%) từ mức 47.900 đồng/Cp xuống 46.700 đồng/Cp.

* BVSC khuyến nghị mua vào cổ phiếu PPS

Với định giá sơ bộ khoảng 15.900 đồng/cổ phần, cao hơn 46% so với thị giá hiện tại, chúng tôi khuyến nghị MUA với cổ phiếu PPS.

Trái với kỳ vọng của BVSC, tuần qua, PPS có 1 phiên giảm, 1 phiên tăng và 3 phiên đứng giá, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PPS không có biến động và giữ nguyên ở mức 11.400 22.100 đồng/Cp. So với mức giá mục tiêu mà BVSC đưa ra là 15.900 đồng/CP, giá hiện tại của cổ phiếu PPS còn thấp hơn 39,47%.

* BSC khuyến nghị mua cổ phiếu GMD

Chúng tôi giữ nguyên khuyến nghị MUA cho cổ phiếu CTCP Gemadept (GMD) dựa trên vị thế dẫn đầu ngành cảng và logistics của công ty, tuy nhiên chúng tôi vẫn điều chỉnh giảm nhẹ giá mục tiêu khoảng 4% do sản lượng hàng container thông qua ở khu vực Hải Phòng đang chững lại trong thời gian gần đây do hoạt động thương mại với Trung Quốc tương đối yếu.

Tuần qua, GMD có 3 phiên giảm và 2 phiên tăng. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu GMD tăng 100 đồng/Cp (+0,38%) từ mức 26.300 đồng/Cp lên 26.400 đồng/Cp. Tuy nhiên, nếu nhà đầu tư mua vào phiên đầu tuần và bán ra trong phiên 16/11 thì có thể thu lợi hơn 1,9%.

Tin bài liên quan