Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

Diễn biến cổ phiếu cần quan tâm tuần qua

(ĐTCK) Đà giảm sâu của một số mã bluechip đã tác động tới thị trường khiến cả hai chỉ số chỉ suy trì đà tăng nhẹ. Tuy nhiên, diễn biến của hầu hết các cổ phiếu được đưa ra khuyến nghị mua-bán trong tuần lại có diễn biến khá tích cực khi hầu hết đều tăng giá. Cùng Đầu tư Chứng khoán nhìn lại nhận định của các công ty chứng khoán về cổ phiếu cần quan tâm trong tuần qua.

* MBS khuyến nghị mua vào cổ phiếu BCC

MBS đã đưa ra khuyến nghị Mua đối với cổ phiếu BCC với mức định giá trên cơ sở thận trọng 20.800 đồng/cp, với tiềm năng tăng giá 25,30% so với 16.500 đồng/cp ngày 30/8.

Dù có diễn biến thiếu tích cực khi có tới 3 phiên giảm và 1 phiên tăng, tuy nhiên, phiên tăng mạnh lên sát trần ngày 31/8 đã giúp BCC tiếp tục tăng mạnh trong tuần qua, đúng như khuyến nghị của MBS. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BCC tăng 800 đồng/Cp (+4,79%) từ mức 16.700 đồng/Cp lên 17.500 đồng/Cp.

* BSC không khuyến nghị mua cổ phiếu LBM trong vùng giá hiện tại

Theo nhận định của BSC, “mặc dù đang trong xu hướng tăng nhưng LBM nhiều khả năng sẽ có những phiên điều chỉnh trong thời gian tới nhưng chúng tôi không khuyến nghị mua trong vùng giá hiện tại, chờ LBM giảm về hỗ trợ 39.3.”

Vượt qua khuyến nghị không mấy tích cực từ BSC, diễn biến cổ phiếu LBM tuần qua khá tích cực khi tiếp tục duy trì đà tăng điểm. Với 2 phiên tăng và 2 phiên giảm xen kẽ nhau, tính chung cả tuần, LBM đã tăng 1.200 đồng/Cp (+2,8%) từ mức 17.900 đồng/Cp lên 19.800 đồng/Cp.

* BVSC khuyến nghị tích cực đối với cổ phiếu CSM

Theo nhận định của BVSC, dù kết quả kinh doanh nửa sau của năm 2016 không mấy tích cực nhưng đây là cơ hội tốt để tích luỹ dần CSM để đón đầu năm 2017 khả quan hơn với 3 kỳ vọng chính gồm sản lượng Radial đạt điểm hoà vốn; nhà máy bán thép đi vào hoạt động đúng hẹn và chứng minh được hiệu quả và lợi nhuận bất thường từ di dời nhà máy. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị OUTPERFORM đối với cổ phiếu CSM.

Đúng như nhận định của BVSC, tuần qua, CSM có 1 phiên giảm nhẹ ngày 30/8 và 3 phiên tăng. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu CSM tăng 1.000 đồng/Cp (+4,5%) từ mức 22.200 đồng/Cp lên 23.200 đồng/Cp.

* BVSC khuyến nghị tích lũy cổ phiếu GDT

Nhà đầu tư có thể cân nhắc tích luỹ GDT ở vùng giá thấp hơn ít nhất 20% so với giá mục tiêu 67.000 đồng/cp trong lần cập nhật này của chúng tôi.

Nhận định của BVSC có xác suất khá đúng khi tuần qua, GDT có tới 3 phiên tăng đầu tuần và 1 phiên giảm, với tổng cộng mức tăng 800 đồng (+1,35%) từ 59.100 đồng/Cp lên 60.000 đồng/CP. Tuy nhiên, với mức giá mục tiêu mà BVSC đưa ra, mức giá này vẫn thấp hơn 10,45%.

* MBS khuyến nghị mua vào cổ phiếu VNR

Với định giá cổ phiếu hấp dẫn và các nhân tố tăng trưởng từ việc bán vốn của SCIC, thanh khoản cải thiện dựa trên nền tăng trưởng mạnh mẽ của ngành bảo hiểm trong những năm gần đây cũng như xu hướng tăng trưởng của lãi suất khiến cho hoạt động đầu tư được cải thiện, chúng tôi khuyến MUA đối với cổ phiếu VNR cho mục đích đầu tư trung hạn, với mức định giá hợp lý là 27.000 đ/ cổ phiếu (tăng giá 50%).

Nằm trong danh sách thoái vốn mà SCIC đưa ra, tuần qua, VNR có 1 phiên đứng giá vào đầu tuần, 1 phiên giảm ngày 1/9 và 2 phiên tăng. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu VNR tăng 800 đồng/Cp (+3,86%) từ mức 20.700 đồng/Cp lên 21.500 đồng/Cp. Như vậy, khuyến nghị của MBS có xác suất đúng khá cao.

* VCBS khuyến nghị nắm giữ cổ phiếu HBC

Với khả năng hoàn thành kế hoạch thì EPS dự phóng khoảng 2.700 đồng/cổ phiếu. Thị giá đóng cửa ngày 26/08/2016 của HBC là 29.800 đồng/cổ phiếu thì hiện tại HBC đang giao dịch với P/E là 10.9x.

Nếu giả định HBC phát hành cổ phiếu cho đối tác chiến lược trong năm 2016 thì EPS pha loãng của năm 2016 là 2.650 đồng/cổ phiếu, vì vậy giá mục tiêu của HBC theo phương pháp P/E là 27.000 đồng/cổ phiếu. Vì vậy chúng tôi khuyến nghị Nắm giữ đối với cổ phiếu HBC.

Trái với khuyến nghị của VCBS, tuần qua, HBC có 2 phiên giảm, trong đó, phiên đầu tuần 29/8 giảm sàn và 2 phiên tăng nhẹ. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu HBC giảm 1.600 đồng/Cp (-5,37%) từ mức 29.800 đồng/Cp xuống 28.200 đồng/Cp.

* KIS khuyến nghị tăng tỷ trọng đối với cổ phiếu FPT

Chúng tôi định giá cổ phiếu FPT ở mức 46.200 đồng tại thời điểm cuối 2016 dựa trên phương pháp so sánh. Với tổng mức sinh lợi theo năm là 19%, khuyến nghị TĂNG TỶ TRỌNG tại mức giá thị trường 42.600 đồng/cp.

Tương tự VNR, FPT cũng nằm trong nằm trong danh sách thoái vốn mà SCIC đưa ra, tuần qua, FPT có 1 phiên đứng giá ngày 30/8, 1 phiên giảm đầu tuần 29/8 và 2 phiên tăng cuối tuần. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu FPT tăng 1.500 đồng/Cp (+3,49%) từ mức 43.000 đồng/Cp lên 44.500 đồng/Cp. Như vậy nếu nắm giữ BMP như khuyến nghị VCBS, nhà đầu tư đã có lãi.

* BSC khuyến nghị tăng tỷ trọng cổ phiếu PVI

Khuyến nghị nhà đầu tư có thể tăng tỷ trọng cổ phiếu PVI khi có dấu hiệu điều chỉnh về ngưỡng hỗ trợ ngắn hạn vùng giá 28. Chỉ báo kỹ thuật tích cực tuy nhiên cần một sự cải thiện rõ ràng hơn của thanh khoản. Cổ phiếu PVI có thể chinh phục ngưỡng kháng cự ngắn 29.5 trong những phiên tới đây và hướng tới giá mục tiêu vùng kháng cự 31.4.

Phiên họp HĐQT đánh giá kết quả 6 tháng đầu năm khá tích cực cùng những kế hoạch quan trọng cho 6 tháng cuối năm 2016 được thông qua, PVI đã đón nhận tuần tăng điểm tích cực. Với 1 phiên giảm duy nhất vào ngày 1/9 và 3 phiên tăng liên tiếp đầu tuần, tính chung cả tuần, giá cổ phiếu PVI tăng 900 đồng/Cp (+3,2%) từ mức 28.100 đồng/Cp lên 29.000 đồng/Cp.

* BSC khuyến nghị mua vào cổ phiếu BFC

Chúng tôi khuyến nghị mua cổ phiếu BFC với giá mục tiêu 12 tháng tới là 48.000 đ/cp (upsie 17%) theo phương pháp FCFF và P/E. 

Tuần qua, BFC có 2 phiên giảm, trong đó phiên đầu tuần ngày 29/8 giảm sâu 1.700 đồng/CP và phiên 1/9 giảm 200 đồng và 2 phiên tăng giữa tuần. Tính chung cả tuần, giá cổ phiếu BFC không có biến động về giá và đứng nguyên ở mức 41.800 đồng/Cp.

Tin bài liên quan