Cổ phiếu cần quan tâm ngày 16/6

Cổ phiếu cần quan tâm ngày 16/6

(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 16/6 của các công ty chứng khoán.

DHG: Khuyến nghị trung lập

CTCK KIS Việt Nam (KIS)

Công ty CP Dược Hậu Giang được coi là doanh nghiệp hàng đầu trong ngành dược Việt Nam với hệ thông phân phối rộng khắp và tập trung 2 sản phẩm chính: Kháng sinh và Giảm đau- Hạ sốt.

Thị trường dược Việt Nam rất tiềm năng bởi vì mức chi tiêu bình quân đầu người cho thuốc tại Việt Nam ở mức 34,5 USD là thấp so với các quốc gia khác trong khu vực Đông Nam Á. Bên cạnh đó, theo chiến lược phát triển quốc gia đối với ngành dược, tới năm 2020, thuốc sản xuất trong nước chiếm 80% tổng nhu cầu khi các doanh nghiệp dược nội địa mới chỉ chiếm ít hơn 50% tổng nhu cầu, điều này cho thấy sẽ có nhiều chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp ngành dược Việt Nam.

Đi cùng với cơ hội, các doanh nghiệp dược nội địa cũng đối mặt với nhiều thách thức. Thông tư 01 của Bộ Y tế và Nghị định 63/2014 của CHính phủ liên quan tới quy trình đầu giá thuốc vào kênh bệnh viện (ETC) gây ra những tác động tiêu cực lên cả kênh OTC và ETV do cạnh tranh khốc liệt hơn. Hơn nữa, trong dài hạn, khi TPP có hiệu lực, thời gian bảo hộ thuốc lâu hơn sẽ dẫn đến những hạn chế trong việc tiếp cận thuốc độc quyền, giảm doanh thu và lợi nhuận khi hầu hết các doanh nghiệp dược Việt Nam sản xuất thuốc generics. Do đó, DHG đã lần đầu tiên ghi nhận doanh thu sụt giảm trong năm 20115 kể từ khi cổ phần hóa.

Dựa trên kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý I/2016, hệ thống bán hàng hiệu quả hơn, chúng tôi kỳ vọng DHG sẽ đạt được mục tiêu doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 3.733 tỷ đồng và 750 tỷ đồng, tương ứng tăng 3,5% và 7% so với cùng kỳ. Theo đó, mỗi cổ phiếu DHG sẽ thu được 7.099 đồng/CP. Chúng tôi định giá DHG ở mức 88.000 đồng/Cp vào cuối năm 2016 dựa theo phương pháp so sánh, tại ra tổng mức sinh lợi là 6,7% với mức giá hiện tại là 82.500 đồng/CP. Chúng tôi khuyến nghị trung lập.

VNS: Cổ tức, điểm hấp dẫn cho đầu tư dài hạn chắc chắn và bền vững

CTCK MB (MBS)

CTCP Ánh dương Việt Nam (mã VNS) chuyên về kinh doanh taxi vận tải với thị phần số 1 tại các khu vực từ Đà Nẵng trở vào. Lĩnh vực Taxi là loại hình kinh doanh hiệu quả và rất đơn giản. Với mức đời sống của người dân được nâng lên nhu cầu đi lại bằng taxi sẽ tăng cao tạo điều kiện cho ngành taxi tăng trưởng trong tương lai.  

Trong giai đoạn từ năm 2011-2015, tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận của VNS được duy trì đều đặn. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu đạt 17,4%/ năm và tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đạt 29,3%/năm. Tăng trưởng doanh thu những năm trước đến từ 3 yếu tố giá cước, mức độ hoạt động của một xe và số lượng xe. Từ giai đoạn 2011 đến 2014 giá cước trung bình của VNS tăng trưởng từ 5 đến 7% một năm. Năm 2015 mặc dù giá cước giảm 9% do yếu tố xăng dầu nhưng doanh thu của VNS vẫn tăng trưởng 12% trong đó số xe tăng thêm chỉ có 6,1% phần còn lại là do số quãng đường trung bình một ngày một xe taxi chạy được tăng lên.  

Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh luôn duy trì ở mức trên 500 tỷ đồng/ năm trong 4 năm gần đây. Do đó, VNS duy trì trả cổ tức đều đặn từ 20%~25% (bằng cả tiền mặt và cổ phiếu) nên là điểm rất hấp dẫn cho những ai có nhu cầu đầu tư dài hạn chắc chắn và bền vững đối với cổ phiếu VNS. Tính đến cuối năm 2015, tiền và tương đương tiền của VNS đạt 267,17 tỷ đồng chiếm 70% tài sản ngắn hạn, cơ cấu nợ vay duy trì ở mức an toàn ( nợ/VCSH=62,45%).  

Tính đến ngày 28/03/2016, hơn 47% vốn của VNS được nắm giữ bởi cổ đông tổ chức nước ngoài, và hơn 30% được nắm giữ bởi các cổ đông nội bộ của công ty.

Kể từ cuối 2014, Quỹ đầu tư Việt Nam liên tục thoái vốn khỏi VNS. Ngày 21/03/2016 vừa qua, Quỹ đã bán 3 triệu cp, giảm sở hữu xuống 1,91% và không còn là cổ đông lớn của Công ty. Nếu giao dịch bán 1,3 triệu cp lần này thành công, Quỹ đầu tư Việt Nam sẽ thoái toàn bộ vốn tại VNS.

Như vậy sau khi Red river Holding thoái xong, cổ phiếu VNS sẽ phần lớn nằm trong tay cổ động nội bộ.

Tin bài liên quan