Cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/8

(ĐTCK) Đầu tư Chứng khoán trích báo cáo phân tích một số cổ phiếu cần quan tâm trước phiên 14/8 của các công ty chứng khoán.
Cổ phiếu cần quan tâm ngày 14/8

NTP: Khuyến nghị theo dõi

CTCK Vietcombank (VCBS)

Theo báo cáo tài chính bán niên mới công bố, NTP có doanh thu tăng trưởng khá tốt đạt 1.397 tỷ đồng (+11% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 52,8% kế hoạch) tuy nhiên lợi nhuận sau thuế sụt giảm nhẹ, chỉ đạt 163,4 tỷ đồng (-1% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 50% kế hoạch).

Nguyên nhân chính là do biên lợi nhuận gộp sụt giảm còn 31,5% từ mức 36,6% cùng kỳ năm ngoái do chi phí cho giá vốn hàng bán tăng mạnh, đạt 955,7 tỷ đồng (+19,9% so với cùng kỳ năm ngoái) do sự tăng giá hạt nhựa PVC. Ngoài ra mức tăng của chi phí lãi vay, chi phi bán hàng và quản lý doanh nghiệp cũng góp phần làm sụt giảm lợi nhuận thu được của NTP trong nửa đầu năm.

So với đầu năm, cơ cấu tài sản của NTP đã dịch chuyển dần về phía tài sản ngắn hạn (chiếm 51,8% tổng tài sản) với sự gia tăng mạnh của tiền và các khoản tương đương tiền (tăng gấp 2,27 lần), các khoản phải thu ngắn hạn (+46,4%). Tài sản dài hạn tăng nhẹ 8,5% chủ yếu do khoản đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất mới tại Dương Kinh, Hải Phòng. Trong khi đó, các khoản nợ

vay ngắn hạn (chiếm 75,1 tổng số nợ phải trả) đã đạt mức 785,8 tỷ đồng (+34,3%), gây sức ép về chi phí tài chính cho công ty mặc dù các khoản vay của công ty có mức lãi suất khá thấp trong khoảng 5-5,5%/năm.

NTP sẽ khó hoàn thành mục tiêu lợi nhuận trước thuế do (i)giá hạt nhựa PVC có xu hướng gia tăng trong Q3.2014 và đến cuối năm có chiều hướng không thấp hơn mức giá hiện tại, (ii)mức đóng góp của NTP Miền Trung và Miền Nam vào lợi nhuận trước thuế của NTP chỉ chiếm chưa tới 3%; do đó, nếu kết quả kinh doanh chỉ vượt nhẹ so với kế hoạch đã đề ra sẽ không đủ bù đắp cho sự sụt giảm của NTP miền Bắc trước áp lực cạnh tranh ngày càng cao và (iii)NTP vẫn chưa thể xuất khẩu sản phẩm sang thị trường các nước trong khu vực. Với mức giá của ngày 12/08/2014 là 47.500 đồng, EPS dự phóng 2014 đạt 5.804 đồng/CP, theo đó P/E dự phóng sẽ đạt 8,2 lần. Hiện tại giá cổ phiếu NTP đã về với mặt bằng giá khoản thời gian đầu năm, thanh khoản cổ phiếu duy trì ở mức thấp. Vì vậy, chúng tôi khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu NTP

ACB: Khuyến nghị theo dõi

CTCK Vietcombank (VCBS)

Lũy kế 6 tháng đầu năm 2014, ACB đạt 730 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế(-23% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 61,4% kế hoạch năm). Dù TNHĐ không có nhiều biến động so với cùng kì năm 2013, chi phí dự phòng tăng 102,5% đã ảnh hưởng đến lợi nhuận.

Cơ cấu bảng cân đối tài sản có một số cải thiện với việc tăng tài sản sinh lãi và phân bổ tỷ trọng lớn hơn cho đầu tư trái phiếu, chỉ số NIM được kiểm soát tốt ở mức 2,91% so với mức 2,81% của quý I.

Tuy nhiên, nợ xấu trong đà tăng kể từ đầu năm và chiếm 3,65% tổng dư nợ trong khi tỷ lệ dự phòng rủi ro bao nợ xấu ởmức thấp (48%) cho thấy chất lượng tài sản tiếp tục xấu đi.

Chúng tôi cho rằng mức NIM trong 6 tháng cuối năm sẽ ổn định quanh mức 2,95% và tín dụng tăng trưởng tốt hơn sẽ giúp thu nhập lãi tiếp tục cải thiện.

Tuy nhiên, từ dự báo chi phí dự phòng tăng 61,7% so với cùng kỳ năm ngoái lên mức 1.382 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế ước tính cho cả năm 2014 chỉ đạt 1.049 tỷ đồng (+1,3% so với cùng kỳ năm ngoái, hoàn thành 88% kế hoạch năm).

EPS forward dự kiến đạt 976 đồng/cổ phiếu; với thị giá ngày 12/08 là 15.300 đồng/cp, PE ở mức 15,7. Chúng tôi duy trì khuyến nghị THEO DÕI đối với cổ phiếu ACB.

CII: Khuyến nghị thêm vào

CTCK FPT (FPTS)

Ước tính doanh thu quý II/2014 và 6 tháng 2014 của CII lần lượt đạt 82 tỷ đồng và 175 tỷ đồng hoàn thành 75% kế hoạch. Riêng về mảng thu phí, CII hiện đang thực hiện thu phí cho 4 dự án BOT (trạm cầu Rạch Chiếc (XLHN), trạm cầu Bình Triệu 2, Trạm Cam Thịnh, và trạm cầu Rạch Miễu) với tổng doanh thu ước tính cho năm nay khoảng 640 tỷ.

Trong đó trạm cầu Rạch Chiếc chiếm tỷ lệ lớn nhất với doanh thu khoảng 340 tỷ. Việc doanh thu tăng mạnh trong năm nay là do từ ngày 1/1/2014, CII được nâng mức thu phí thêm 1.5 lần và có thêm 1 trạm thu phí mới là trạm cầu Rạch Miễu. Ngoài ra, CII sẽ nhận được nguồn giải ngân từ dự án BT cầu Sài Gòn 2 và doanh thu từ dự án này sẽ được ghi nhận trong năm nay.

CII đang lên kế hoạch tái cấu trúc LCG thành CII B&R, và sẽ chuyển giao 7 dự án BT và BOT cho công ty con này theo giá trị sổ sách là 1.955 tỷ. CII B&R sẽ phát hành 48,9 triệu cổ phiếu giá 10.000 đồng/cổ phiếu và 1.200 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi giá chuyển đổi 10.000 đồng/cổ phiếu cho CII để trả cho khoản tiền chuyển nhượng.

CII sẽ bán ra thị trường 31,5 triệu cổ phiếu với giá 16.500 đồng/cổ phiếu vào quý III hoặc quý IV/2014, còn trái phiếu chuyển đổi sẽ được bán ra vào quý I/2015 với giá hoán đổi là 18.000 đồng/cổ phiếu.

CII có nguồn doanh thu tốt và ổn định từ các dự án thu phí hiện tại (chiếm 63% doanh thu năm 2013 và 79% doanh thu năm 2012). Trong ngắn hạn thì mức thuế nhập khẩu ô tô sẽ giảm xuống còn 50% trong năm nay theo lộ trình từ AFTA, cùng với việc giới hạn và xử phạt nặng đối với xe quá tải làm cho lưu lượng xe qua trạm cầu Rạch Chiếc tăng khoảng 20% so với cùng kỳ năm ngoài.

Trong dài hạn, các yếu tố bên ngoài như thông tư 159/2013/TT-BTC về việc thu phí đường bộ thì giá thu phí sẽ tăng từ 2.5 lần tới 3.5 lần cho tới năm 2016 và việc giảm thuế nhập ô tô xuống 35% từ năm 2015 cho các nước ASEAN theo AFTA, xuống 0% từ năm 2018 theo lộ trình của WTO. Bên cạnh đó, theo quy hoạch của thành phố về xây dựng các đô thị vệ tinh thì lưu lượng xe đi qua các cửa ngõ thành phố cũng sẽ tăng cao trong dài hạn.

Chúng tôi ước tính lợi nhuận sau thuế 2014 của CII khoảng 346 tỷ đồng (148% kế hoạch) trong đó 219 tỷ từ hoạt động kinh doanh hiện tại (ước tính sau khi đã chuyển giao 7 dự án cho CII B&R) và 127 tỷ từ việc bán thành công cổ phiếu CII B&R với tỷ lệ thành công thận trọng là 80%, tương ứng EPS (F) 2014 là 3.002 đồng và EPS pha loãng là 2.092 đồng (CII đã phát hành 1.082 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi giá 11.000 đồng/cổ phiếu và thời điểm pha loãng là sau ngày 23/1/2015, 6 tháng kể từ ngày phát hành 23/6/2014).

Với P/E Forward trung bình của các công ty cùng ngành trên thế giới và sau khi điều chỉnh dựa trên rủi ro giữa thị trường Việt Nam và thị trường quốc gia của các công ty được xem xét, thì P/E Forward điều chỉnh bình quân là 8,36 lần. Theo đó, nếu ước tính theo EPS cơ bản thì CII sẽ có giá mục tiêu là 25.000 cao hơn 17,3% so với giá hiện tại. Do đó, tôi khuyến nghị nhà đầu tư có thể THÊM cổ phiếu CII.

>> Tải báo cáo

TCM: Khuyến nghị tích cực

CTCK Rồng Việt (VDSC)

Trong Nhật ký tư vấn ngày 05/08, chúng tôi vừa cập nhật đến quý nhà đầu tư về tình hình hoạt động kinh doanh trong quý 2 của Công ty Cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công. Hôm nay, chúng tôi tiếp tục cập nhật thêm về kết quả kinh doanh trong tháng 7 của doanh nghiệp.

Theo đó, doanh thu của TCM trong tháng 7 đạt hơn 216 tỷ đồng; lợi nhuận sau thuế sau khi giảm mạnh trong tháng 6 do lỗ chênh lệch tỷ giá, đã tăng trở lại và đạt hơn 17 tỷ đồng trong tháng 7. Qua theo dõi, chúng tôi nhận thấy doanh thu của TCM vẫn duy trì ổn định ở mức tích cực từ tháng 5 trở lại đây.

Tính chung 7 tháng đầu năm, doanh nghiệp đã đạt được 54% kế hoạch doanh thu và 62% kế hoạch lợi nhuận sau thuế của cả năm 2014.

Do đặc thù kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu trong đó có TCM, giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 8 thông thường sẽ là những tháng thấp điểm. Từ tháng 9 cho đến quý I năm sau - khi nhu cầu mua sắm phục vụ các dịp lễ và hoạt động xuất khẩu dệt may tăng mạnh mới là cơ hội để các doanh nghiệp dệt may có sự bứt phá về doanh thu và lợi nhuận.

Ngoài ra, tận dụng lợi thế từ việc giá bông thế giới giảm sâu trong thời gian vừa qua và đang có xu hướng tiếp tục đi xuống trong những tháng cuối năm, kết quả kinh doanh của TCM dự báo sẽ có sự tăng tốc trong quý III và quý IV.

Tại mức giá đóng cửa hôm nay là 27.200 đồng, TCM đang giao dịch ở mức P/E forward là khoảng 7,8 lần. Đánh giá về triển vọng của TCM, chúng tôi cho rằng kết quả kinh doanh trong tháng 8 sẽ vẫn chưa có sự cải thiện đáng kể do vẫn nằm trong giai đoạn thấp điểm của hoạt động xuất khẩu hàng may mặc.

Tuy nhiên, trong những tháng cuối năm, chúng tôi vẫn giữ nguyên quan điểm tích cực đối với cổ phiếu này. Với mức giá hấp dẫn hiện tại, TCM vẫn là cổ phiếu nhà đầu tư có thể cân nhắc tích lũy thêm trong những thời điểm thị trường điều chỉnh mạnh nhằm đón đầu chu kỳ tăng giá mới vào quý IV.

Trong tuần tới, chuyên viên ngành của chúng tôi sẽ tham dự buổi gặp mặt trao đổi với TCM và sẽ cập nhật sớm đến quý nhà đầu tư về tiến độ xây dựng nhà máy may mới tại KCN Hòa Phú, Vĩnh Long của doanh nghiệp.

HBC: Khuyến nghị nắm giữ

CTCK Maybank Kim Eng (MBKE)

Trong quý II/2014, HBC trích lập dự phòng phải thu thêm 58,9 tỷ, khiến chi phí QLDN tăng gấp đôi so với cùng kỳ. Tỷ suất lợi nhuận hoạt động giảm đáng kể xuống 1,6% so với 4,9% trong quý II/2013. Lợi nhu ận hoạt động giảm 72,9% so với cùng kỳ năm ngoái chỉ đạt 13,1 tỷ. Lợi nhuận sau thuế quý II/2014 đạt 7,7 tỷ do (1) lãi tiền gửi cao hơn cùng kỳ giúp bù đắp phần lớn chi phí lãi vay; (2) thuế suất bình quân trong quý 2/2014 thấp hơn so với cùng kỳ.

Mặc dù khoản phải thu khách hàng cuối quý II/2014 giảm 10% so với quý trước nhưng vẫn ở mức cao, chiếm 50% tổng tài sản. Mới đây, HBC ký thêm 3 dự án với giá trị 390 tỷ, nâng tổng giá trị HĐ ký được từ đầu năm đến nay lên khoảng 5.600 tỷ (cao hơn so với khoảng 3.400 tỷ năm 2013). Từ quý 3/2013 chúng tôi nhận thấy khoản ứng trước từ khách hàng tăng dần, giúp giảm rủi ro phải thu khách hàng khi thực hiện các hợp đồng mới.

Với tỷ lệ cổ t ức tiền mặt 2013 là 5%, lợi suất cổ tức không hấp dẫn ở mức 3,4%. Cùng với cổ  tức bằng cổ phiếu tỷ lệ 10%, vào ngày GDKHQ 13/8/2014, giá tham chiếu sẽ được điều chỉ nh giảm xuống còn 14.860 đồng/cp.

Do lợi nhuận sau thuế quý II/2014 thấp hơn so với dự báo của chúng tôi, chúng tôi điều chỉnh giảm dự báo kết quả kinh doanh cả năm 2014 với doanh thu ư ớc đạt 3.608 tỷ và lợi nhuận sau thuế ước đạt 70 tỷ. HBC giao dịch với P/E dự phóng 11,2x. Duy trì khuyến nghị Nắm giữ.

DRC: Khuyến nghị nắm giữ

CTCK Maybank Kim Eng (MBKE)

Doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2014  đạt 1.610,7 tỷ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ năm ngoái chủ yếu do DRC đã tiêu thụ được 28.600 chiếc lố p radian toàn thép (6 tháng đầu năm 2013 chưa tiêu thụ lốp radian toàn thép).

Mặc dù giá cao su đầu vào bình quân 6 tháng đầu năm 2014 giảm khoảng 20%-25% so với cùng kỳ năm ngoái, chỉcòn khoảng 45 triệu đồ ng/tấn nhưng biên lợi nhuận gộ p chỉ đạt 24,3%, xấp xỉ cùng kỳ 2013 là do chi phí khấu hao nhà máy mới.

Chi phí khấu hao tài sản cố định tăng 184% so với cùng kỳ năm ngoái, lên 65,2 tỷ đồng. Chi phí tài chính ròng tăng mạnh 3,5 lần so cùng kỳ, lên 73,4 tỷ đồng. Trong đó, chi phí lãi vay tăng mạnh lên 47,1 tỷ đồng (từ mức 2,3 tỷ đồng 6 tháng đầu năm 2013) do DRC không còn được vốn hóa chi phí lãi vay cho dự án lố p radian toàn thép và dự án di dời Xí nghiệp săm lốp ôtô cũ vào KCN Liên Chiểu.

Lợi nhuận sau thuế 6 tháng đầu năm 2014 giảm 2,1%, còn 184,9 tỷ đồng. Trong các báo cáo trước, chúng tôi đã lưu ý việc lợi nhuận có thể giảm do khấu hao và lãi vay tăng và việc này không ảnh hưởng đến đánh giá khả quan của chúng tôi về cơ bản của công ty.

Mục tiêu 2014 khả thi. Trong năm 2014, DRC dự kiến doanh thu đạt 3.485 tỷ đồng, tăng 20%n/n, trong đó xuất khẩu đạt 25 triệu USD, tăng 60% so với cùng kỳ năm ngoái. Lợi nhuận trước thuế 2014 dự kiến giảm 15% so với cùng kỳ năm ngoái, còn 425 tỷ đồng chủ yếu là do DRC dự tính chi phí khấu hao và chi phí lãi vay tăng mạnh trong năm. DRC ước tính tiêu thụ 135.000 chiếc lốp radian toàn thép trong năm 2014. Với lợi thế về giá bán (80% so với hàng nhập khẩu) và hợp đồng 10.000 lốp/tháng với đối tác Singapore (Công ty Stamyord Tyres International Ptc. Ltd), chúng tôi cho rằng mục tiêu đối với tiêu th ụ lốp radian toàn thép của DRC là tương đối khả thi. Chúng tôi dự báo doanh thu 2014 của DRC sẽ tăng 24,1%, đạt khoảng 3.587 tỷ đồng; lợi nhuận ròng 2014 ước chỉ giảm nhẹ 0,15%, còn 374,7 tỷ đồng.

Hưởng lợi từ việc thắt chặt quy định tải trọng. Bộ Giao thông Vận tải đã ban hành Công văn số 3703/BGTVT-VT giữa tháng 4 yêu cầu thắt chặt kiểm soát tải trọng xe. Với cùng 1 lượng hàng hóa trong nền kinh tế, việc thắt chặt quy định về tải trọng sẽ khiến việc vận chuyển hàng hóa của các nhà sản xuất chậm trễ. Để đảm bảo đúng tiến độ giao hàng đòi hỏi các doanh nghiệp tăng số lượng xe vận tải, dẫn đến tiêu thụ xe và sản lượng lốp tiêu thụ cho thị trường lốp cho xe lắp ráp mới tăng nửa cuối năm 2014 và 2015.

Định giá hợp lý. DRC đang được giao dịch tại P/E 2014 hợp lý khoảng 11x, phù hợp với tiềm năng tăng trưởng của DRC trong trung và dài hạn. Chúng tôi duy trì khuyến nghị GIỮ.

Tin bài liên quan