Đầu tư Bất động sản số 17

(ĐTCK) Đầu tư Bất động sản số 17/2016, phát hành ngày 25/4/2016.
Đầu tư Bất động sản số 17

3. “Đôi hài bảy dặm”

“Land Bank” là một từ khá lạ tai được ông Nguyễn Xuân Quang, Chủ tịch CTCP Đầu tư Nam Long đề cập đến khi ông nói về lợi thế của một chủ đầu tư sở hữu quỹ đất sạch lớn.

8-9. M&A bất động sản Việt Nam, sẽ có thêm những gương mặt mới

Trong năm 2016, thị trường bất động sản Việt Nam được kỳ vọng sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, mở ra nhiều cơ hội và điều kiện thuận lợi cho các hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A). Theo CBRE, Việt Nam đang nằm trong tầm ngắm của rất nhiều nhà đầu tư ngoại và thị trường sẽ chào đón một số gương mặt mới trong thời gian tới.

10-11. Một số thương vụ M&A tiêu biểu do Đầu tư Bất động sản tổng hợp

12-13. Chất xúc tác cho thị trường M&A địa ốc phát triển

Với những quy định cởi mở hơn của Luật Nhà ở sửa đổi và Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi đã tạo ra chất xúc tác cho thị trường bất động sản nói chung và hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực bất động sản nói riêng phát triển. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc cần tháo gỡ để hoạt động này sôi động hơn nữa.

14-15. Doanh nghiệp nội đang thắng thế trong "cuộc chiến" M&A

Trao đổi với Đầu tư Bất động sản, ông Phan Xuân Cần, Chủ tịch Soho Việt Nam cho biết, phát triển dự án bất động sản giống như cuộc đua marathon, có nhiều người kiệt sức, phải dừng cuộc chơi và bán lại dự án cho người khác. Khi thị trường rơi vào khó khăn, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A) dự án diễn ra hết sức sôi động. Trong giai đoạn 2014-2015, đã có hàng trăm dự án bất động sản được M&A và người làm chủ cuộc chơi này là các doanh nghiệp nội. Trọng Tuyến thực hiện.

16. M&A bất động sản sôi động hơn sau "cây dù" chính sách mới

“Sau khi Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực, cơ chế chính sách đã rõ ràng, là điều kiện để các thương vụ M&A bất động sản được tiến hành thuận lợi hơn. Nhiều nhà đầu tư đang nắm các dự án lớn hoặc quỹ đất lớn biết chắc chắn nếu không đầu tư theo đúng thời hạn đăng ký thì khả năng bị thu hồi rất cao, nên tìm cách chuyển nhượng lại dự án. M&A bất động sản sẽ sôi động hơn”, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Việt Nam nhận định.

18-19. Những cái bắt tay làm nóng thị trường địa ốc

Làn sóng mua bán, chuyển nhượng hoặc liên doanh liên kết được thị trường gọi chung bằng cái tên M&A giữa các doanh nghiệp trong việc phát triển dự án bất động sản thời gian qua như một làn gió mới thổi vào thị trường địa ốc. Những dự án bê trễ được tiếp thêm sinh khí mới hoặc những dự án đang triển khai một cách bình lặng trở nên sống động hơn với sự tham gia của các nhà đầu tư tiềm lực. Theo giới chuyên môn, những cái bắt tay này không chỉ giúp cho lượng hàng tồn kho bất động sản tại TP. HCM giảm mạnh, mà còn góp phần quan trọng làm thay đổi diện mạo của Thành phố.

20-21. Sóng ngầm săn quỹ đất của các đại gia   bất động sản

Có thể nói, chưa lúc nào, hoạt động mua bán, sáp nhập (M&A), liên doanh, liên kết giữa các doanh nghiệp địa ốc phía Nam lại diễn ra mạnh mẽ như hiện nay. Bên cạnh những thương vụ M&A dự án đã được chính thức công bố, trên thị trường đã và đang diễn ra một làn sóng ngầm về “thâu tóm” quỹ đất của các đại gia.

22. Những dự án M&A hâm nóng thị trường địa ốc Hà Nội

Nhiều dự án bất động sản tại Hà Nội được thị trường đón nhận tích cực sau khi về với chủ mới, nhưng cũng có dự án, sau mua bán sáp nhập (M&A) lại hâm nóng thị trường bằng các tai tiếng mới.

24. Thị trường M&A bất động sản Đà Nẵng: Những chuyển động tích cực

Với việc liên tục được các tổ chức trong và ngoài nước bình chọn là thành phố môi trường, thành phố thông minh, thành phố du lịch… và đặc biệt mới đây là vị trí dẫn đầu cả nước về chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI)…, đã mang lại sức hút lớn cho thị trường bất động sản Đà Nẵng và cơ hội đầu tư cho các doanh nghiệp.

25. Xu hướng mới trong hoạt động tạo quỹ đất của doanh nghiệp địa ốc

Muốn rút ngắn quá trình phát triển dự án, muốn có dự án “gối đầu”, nhiều doanh nghiệp địa ốc tìm cách mua lại dự án, hoặc hợp tác với những doanh nghiệp có quỹ đất sạch để triển khai dự án. Đây là một xu thế mới và ngày càng nở rộ trong làng địa ốc.

26. Chuyện các dự án bất ngờ thay tên đổi họ

Masteri Nam An Khánh, The Green Daisy, The Green Manor Lê Trọng Tấn… đang là những cái tên mới xuất hiện trên thị trường. Thay tên cho những dự án khu đô thị dở dang từ 5-7 năm trước chính là chiến lược “làm mới” đang được nhiều DN áp dụng để tạo thanh khoản cho những “đứa con cưng” của mình.

27. Bất động sản 2016 và những cuộc săn tìm mới

Với số lượng hàng trăm dự án bất động sản còn đắp chiếu trên cả nước, cơ hội cho thị trường mua bán, chuyển nhượng (M&A) dự án được hứa hẹn sẽ sôi động.

28-29. Sôi động M&A bất động sản trên sàn chứng khoán

Trong hơn một năm qua, thị trường chứng khoán đã chứng kiến hoạt động mua bán và sáp nhập (M&A) sôi động của các doanh nghiệp bất động sản niêm yết dưới nhiều hình thức, từ mua bán doanh nghiệp, phát hành riêng lẻ, phát hành trái phiếu cho đến mua dự án… Hầu như doanh nghiệp bất động sản niêm yết nào cũng có chiến lược M&A để gia tăng quỹ đất phục vụ cho mục tiêu phát triển dài hạn.

30-31. Bất động sản,  "thỏi nam châm" hút vốn ngoại

Từ đầu năm 2016 đến nay, thị trường bất động sản trong nước chứng kiến nhiều cái bắt tay và thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) quy mô lớn có sự góp mặt của nhà đầu tư nước ngoài. Không chỉ các dự án nhà ở, trung tâm bán lẻ, vốn ngoại cũng chảy mạnh vào các dự án văn phòng, bất động sản nghỉ dưỡng…

32-33. Những ai đang “thèm thuồng” thị trường tiêu dùng 90 triệu dân?

Việt Nam ngày càng trở thành tâm điểm trên sân chơi mua bán sáp nhập (M&A), trong đó sự tập trung đang được dồn vào lĩnh vực bất động sản, đặc biệt là các thương vụ đình đám trong lĩnh vực mặt bằng bán lẻ.

34-35. Chuyển nhượng dự án bất động sản, vị thế dần thay đổi

Chuyển nhượng toàn bộ hoặc một phần dự án bất động sản là hoạt động bình thường của thị trường bất động sản, kể cả doanh nghiệp mạnh hoặc doanh nghiệp đang gặp khó khăn. Song khi thị trường bắt đầu “nóng lên” thì độ khó của những thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) cũng bắt đầu tăng lên.

36-37. Doanh nghiệp xin cổ đông dồn tiền vào địa ốc

Nhận diện thời cơ của bất động sản đang đến, tại kỳ ĐHCĐ năm nay, bên cạnh việc xin ý kiến phát hành thêm cổ phần tăng vốn, vay ngân hàng để đầu tư dự án, còn có những DN quyết định rũ bỏ hoàn toàn ngành nghề kinh doanh chính của mình để chuyển sang phát triển dự án nhà ở.

38. M&A vật liệu xây dựng: Muôn nẻo cuộc chơi

Không chỉ các đại gia “mạnh vì gạo, bạo vì tiền” nước ngoài, mà các doanh nghiệp trong nước cũng rất bạo chi cho các thương vụ mua bán, sáp nhập (M&A) trong ngành vật liệu xây dựng.

40-41. M&A bất động sản, hấp lực từ những dự án “hot”

Những dự án bất động sản sau khi về với những nhà phát triển bất động sản uy tín và có tiềm lực mạnh, được triển khai thần tốc và trở thành “hàng hot” trên thị trường là hấp lực khiến nhiều chủ đầu tư khác chọn M&A bất động sản làm “đôi hài bảy dặm” trong con đường phát triển dự án của mình.

42-43. Tâm thế mới của Hưng Lộc Phát

Dù chưa thực sự là cái tên nổi đình đám trên thị trường bất động sản, nhưng Công ty Bất động sản Hưng Lộc Phát đã có những bước đi khá vững chắc trong hoạt động đầu tư kinh doanh của mình với một số dự án có kết quả bán hàng khá tốt. Trò chuyện với Đầu tư
Bất động sản, ông Nguyễn Dư Lực, Chủ tịch HĐQT Hưng Lộc Phát khẳng định, triết lý kinh doanh của ông là “đi chậm, nhưng chắc”.

44-45. Nam Long, gia tăng giá trị toàn diện nhờ M&A

Trong hơn một năm qua, Tập đoàn Nam Long (NLG) đã cho thấy chiến lược mua bán và sáp nhập (M&A) góp phần quan trọng đem lại giá trị gia tăng cho DN. Giá trị này không chỉ thể hiện qua con số lợi nhuận cụ thể, hiệu quả kinh doanh đong đếm được qua các chỉ tiêu tài chính, sự gia tăng quỹ đất…, mà còn là sự nâng cao chất lượng quản trị, thương hiệu, hình ảnh. Những giá trị toàn diện trên mọi mặt mà NLG gặt hái được sau các thương vụ M&A mà không phải DN nào cũng đạt được.

46. M&A bất động sản, Phát Đạt chọn thời điểm thế nào?

Được đánh giá là một trong số ít các công ty bất động sản có nhiều triển vọng trên thị trường bất động sản TP. HCM, CTCP Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) đã có bước chuyển mình mạnh mẽ ngay trong thời kỳ bất động sản ấm trở lại.

47. Thực hiện dự án BT, Phát Đạt chọn chiến lược “bình cũ, rượu mới”

Rút kinh nghiệm từ bài học về tranh cãi không đáng có tại dự án BT đường vành đai Bình Lợi - Tân Sơn Nhất trước đó, hiện tại, khi thực hiện các dự án BT - đổi hạ tầng lấy quyền sử dụng và khai thác kinh doanh các quỹ đất, CTCP Phát triển bất động sản Phát Đạt (PDR) đã không chọn quỹ đất chung chung, mà nhắm thẳng vào quỹ đất có giá trị cao tại trung tâm TP. HCM.

48. M&A - cơ hội vàng để mở rộng quỹ đất sạch

Đối với ngành bất động sản, quỹ đất sạch là yếu tố sống còn quyết định khả năng phát triển dài hạn của DN. Hiểu được điều đó, Hoàng Quân đã tận dụng mọi lợi thế của mình, thực hiện các đợt M&A để mở rộng quỹ đất sạch một cách nhanh chóng, hiệu quả.

49. Goldmark City - "Siêu phẩm" của TNR Holdings Việt Nam

Ra mắt thị trường bất động sản, gắn ngay với dự án tầm cỡ Goldmark City, TNR Holdings Việt Nam những ngày đầu tạo nên nhiều câu hỏi, thậm chí hoài nghi của nhiều người…

50-51. Đất Xanh doanh nghiệp bất động sản có dịch vụ tốt nhất

Thị trường bất động sản những tháng đầu năm 2016 đang tiếp tục đà tăng trưởng mạnh với hàng ngàn căn hộ được tung ra thị trường. Trong đó, Đất Xanh là cái tên có độ phủ sóng mạnh ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam vì liên tục có những dự án mới thu hút khách hàng. Đặc biệt, mới đây, Đất Xanh đã nhận giải công ty tư vấn, môi giới bất động sản uy tín nhất năm 2016. Chúng tôi đã có cuộc đối thoại với ông Lương Trí Thìn, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Đất Xanh về những thành tựu mà Đất Xanh đã đạt được trong thời gian qua.

52-53. Khám phá thiết kế tinh tế của Dự án Opal Riverside

Nhẹ nhàng, thư thái, trong lành trong một không gian thân thiện với môi trường và gần gũi với thiên nhiên là những gì cư dân tại Dự án Opal Riverside sẽ cảm nhận và tận hưởng tại đây.

54. Dreamhouse lấy M&A làm động lực tăng trưởng

Nhận chuyển nhượng các dự án bất động sản; thực hiện thành công việc tăng vốn điều lệ gấp 3 lần, từ 184 tỷ đồng lên 490 tỷ đồng, CTCP Đầu tư Căn nhà Mơ ước - Dreamhouse (DRH) đang từng bước hiện thực hóa kế hoạch quay trở lại mảng bất động sản với tỷ trọng đóng góp doanh thu chính.

55. "Ôm" đất nhảy dù: Đồng Nai thắng lớn, Bình Dương lỗ nặng

Bất chấp tính pháp lý, nhiều người có nhu cầu chỗ ở vẫn mua vào đất vườn, đất đồi gần khu công nghiệp để xây nhà do giá rẻ. Có cầu ắt có cung, mua bán đất “nhảy dù” khá sôi động tại Bình Dương, Đồng Nai.

56-57. Xác định giá trị thật bất động sản, khó nhưng phải làm

Sự hạn chế về khung pháp lý, cũng như buông lỏng quản lý trong một thời gian dài dẫn đến hậu quả là tại nhiều dự án gắn mác “siêu sang”, người mua nhà phải chấp nhận những mức giá khá “chát”, lên đến hàng tỷ đồng, nhưng nhận lại là chất lượng hoàn toàn không tương xứng.

58-59. Mở cửa “kho báu thiên nhiên” Bình Định

Từng được bình chọn là 1 trong 10 điểm đến hàng đầu Đông Nam Á với mục tiêu thu hút 5,5 triệu lượt khách du lịch vào năm 2020, đầu tư vào các sản phẩm bất động sản du lịch - nghỉ dưỡng tại Bình Định có thể nhìn thấy khả năng sinh lời chắc chắn trong tương lai gần.

60. Hà Đô Centrosa GardenĐiểm nhấn trong thương hiệu Hà Đô

Tọa lạc tại khu vực quận 10 - một trong những quận trung tâm và có hoạt động mua bán sầm uất nhất TP. HCM, Hado Centrosa Garden là dự án bất động sản được khách hàng đặc biệt quan tâm và chờ đợi trong quý II/2016.

61. Đầu tư bất động sản nghỉ dưỡng Bavico nhận lợi ích kép

Năm 2014 đánh dấu sự chuyển biến và phát triển mạnh mẽ của Bạch Việt bằng việc gia nhập vào ngành “công nghiệp không khói” - du lịch và xác định đây sẽ là ngành kinh doanh mũi nhọn trong định hướng phát triển Công ty lên một tầm cao mới.

62-63. Các đại gia rót tiền tỷ vào nhà liền kề nghỉ dưỡng ven biển

Đầu tư nhà liền kề nghỉ dưỡng ven biển đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều nhà đầu tư có tiền với tỷ suất lợi tức lên tới 8 - 9%/năm.

64-65. Kinh nghiệm mua nhà: Phải thấy tận mắt, sờ tận tay!

Mua nhà là quyết định quan trọng không chỉ vì đây là tổ ấm, mà còn là tài sản lớn của mỗi gia đình. Thực tế, không ít trường hợp tiền mất, nhưng không được nhận nhà hoặc nhà mẫu một đằng, nhà thật một nẻo..., khiến người mua ngày càng cảnh giác. Nhà thật, thấy tận mắt, sờ tận tay đang trở thành ưu tiên hàng đầu.

66-67. “Chiếc đũa thần” cho ước mơ sống ở khu Nam TP. HCM

Chương trình thanh toán 1%/tháng trong vòng 5 năm khi mua căn hộ Sunrise Riverside - dự án đẳng cấp tại khu Nam TP. HCM đang được nhiều khách hàng và nhà đầu tư ví von như một “cây đũa thần”!

68. Một địa chỉ phồn hoa ngay “trái tim” Sài Gòn sắp xuất hiện!

Quận 1 là trung tâm của Sài Gòn. Vậy đâu là trung tâm của trung tâm quận 1? Câu trả lời cũng không quá khó khi ngược dòng lịch sử 300 năm Sài Gòn - Gia Định.

69. MIK Group - hành trình hướng đến vị trí hàng đầu

Thị trường bất động sản đã phát triển đa dạng hơn, phức tạp hơn và người mua cũng ngày càng khôn ngoan, kỹ tính hơn, nên chỉ những nhà phát triển bất động sản tạo được lối đi riêng mới có thể tồn tại và phát triển...

70-71. “Miền đất hứa” của những thương vụ M&A tương lai

Thị trường địa ốc đã ấm lại gần 2 năm nay, nhưng trên địa bàn Hà Nội vẫn còn hàng trăm ô đất thuộc loại “bờ xôi ruộng mật” nằm bất động như nó đã từng bất động nhiều năm nay.

72. Thuận mua, vừa bán

Nói đi nói lại, cũng không biết giải thích ra sao người ta lại cứ thích căn nhà đó mà không phải căn nhà khác. Nên khi đã thuận mua rồi, thì hãy tính cách vừa bán cho nhanh chóng. Bởi đôi khi già néo đứt dây.

73. Đá muối, thạch trị liệu và tác dụng phong thủy

Đá muối hiện đã được áp dụng vào các hệ thống spa và chữa bệnh, nhưng các nhà địa y học cũng phát hiện ra tác dụng phong thủy của loại thạch trị liệu này.

74. Nhà giàu Trung Quốc bơm tiền thổi căng bong bóng địa ốc Canada

Không giống như ở Mỹ, thị trường bất động sản Canada không hề sụt dốc trong thời gian suy thoái kinh tế toàn cầu. Kể từ đó đến nay, có nhiều dự báo về việc bong bóng nhà đất nước này sẽ vỡ, nhưng điều đó vẫn chưa xảy ra.

Hotline Báo Đầu tư Bất động sản: 0966.43.45.46 Email:dautubatdongsan.vir@gmail.com