Mục tiêu nào cho kế hoạch BHS phát hành cổ phiếu tăng vốn theo tỷ lệ 1:1?

Mục tiêu nào cho kế hoạch BHS phát hành cổ phiếu tăng vốn theo tỷ lệ 1:1?

(ĐTCK) Ngày 15/8 tới đây, CTCP Mía đường Biên Hòa (BHS) tiến hành ĐHĐCĐ bất thường của niên độ 2016/2017. Một trong những nội dung quan trọng BHS thông qua tại cuộc họp này là sẽ chào bán 129.511.198 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với giá 10.000 đồng/cổ phiếu theo tỷ lệ 1:1. Nhưng BHS không chỉ dừng lại ở kế hoạch này mà sẽ tiếp tục nâng cao năng lực tài chính. 

Có thể thấy, đây là bước đi táo bạo của BHS ngay sau khi huy động thành công 500 tỷ đồng từ việc hợp tác phát hành trái phiếu với Ngân hàng TMCP Phương Đông (OCB) vào đầu tháng 6/2016; và cuối năm 2015 khi sáp nhập với CTCP Đường Ninh Hòa (nay là Công ty TNHH MTV Đường Biên Hòa – Ninh Hòa) nhằm phục vụ các mục tiêu mở rộng vùng nguyên liệu trong giai đoạn 2016-2020 và tái cấu trúc nền tài chính bền vững.

Sau sáp nhập NHS, quy mô vốn của BHS tăng từ 600 tỷ đồng lên 1.200 tỷ đồng, doanh thu vụ 2015-2016 đạt gần 5.000 tỷ đồng, tăng hơn 65% so so với niên vụ trước. NHS có lợi thế hoạt động tại miền Trung, đây là cơ sở để BHS mở rộng thị phần tại khu vực này và tăng cường tiếp cận thị trường miền Bắc.

Mới đây, BHS vừa phát hành thành công 500 tỷ đồng trái phiếu cho OCB, với mục đích triển khai mạnh mẽ chiến lược về vùng nguyên liệu, bên cạnh ưu thế về công nghệ và chất lượng sản phẩm, BHS từng bước nâng cao năng lực tài chính, sức cạnh tranh trong lĩnh vực mía đường.

Mục tiêu nào cho kế hoạch BHS phát hành cổ phiếu tăng vốn theo tỷ lệ 1:1? ảnh 1

 Mức đầu tư cho vùng nguyên liệu của BHS luôn đạt trên 600 tỷ đồng/năm

Với tổng số tiền thu được từ đợt chào bán khoảng 1.295 tỷ đồng lần này, BHS sẽ đầu tư nâng cấp nhà máy đường luyện (262 tỷ đồng), vào các công ty cùng ngành (150 tỷ đồng), mua thêm cổ phiếu CTCP Mía đường Tây Ninh 200 tỷ đồng, đầu tư vùng nguyên liệu 445,25 tỷ đồng và bổ sung vốn lưu động 237,9 tỷ đồng.

Đồng thời, nguồn vốn này sẽ được đầu tư vào việc nâng cấp nhà máy đường luyện, đầu tư các Công ty cùng ngành, và đặc biệt là đầu tư vào Công ty có vùng nguyên liệu ổn định như: CTCP Mía đường Tây Ninh (Tanisugar) - nâng tỷ lệ sở hữu từ 26.49% lên trên 70%, xây dựng đồng bộ chiến lược sản xuất, hoạt động, kinh doanh cả 2 công ty.

Với phương châm “Đường sạch vì sức khỏe cộng đồng”, BHS cũng đầu tư phát triển công nghệ, hoàn thiện chuỗi sản phẩm theo phương châm, đa dạng hóa sản phẩm, để đảm bảo giá đường “chuẩn” của ngành và có lợi cho người tiêu dùng.

Mức đầu tư cho vùng nguyên liệu của BHS luôn đạt trên 600 tỷ đồng/năm và được triển khai dưới nhiều hình thức như: hỗ trợ không hoàn lại và đầu tư dài hạn cho các hộ nông dân hợp tác với công ty, hỗ trợ tín dụng, đầu tư nghiên cứu cây giống, tăng cường cơ giới hóa, tăng cường tưới tiêu…

BHS sẽ đầu tư nâng cấp nhà máy đường luyện (262 tỷ đồng), vào các công ty cùng ngành (150 tỷ đồng), mua thêm cổ phiếu CTCP Mía đường Tây Ninh 200 tỷ đồng, đầu tư vùng nguyên liệu 445,25 tỷ đồng và bổ sung vốn lưu động 237,9 tỷ đồng.

Vì vậy, nhu cầu huy động vốn của BHS không chỉ dừng lại ở các kế hoạch đã và sắp triển khai nói trên mà sắp tới, BHS cũng dự kiến phát hành 38.853.359 cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu để tăng vốn cổ phần từ nguồn vốn chủ sở hữu với tỷ lệ thực hiện 30%, nhằm nâng cao năng lực tài chính, nâng cao hình ảnh và quy mô công ty, đồng thời tái cơ cấu lại nguồn vốn hiện nay nhằm thu hút được nhiều khách hàng, đối tác lớn trong và ngoài nước, cũng như tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty trên thị trường.

Không chỉ nhằm huy động vốn, BHS đã và đang hợp tác với nhiều đối tác uy tín quốc tế trên các phương diện: quản trị vận hành, kỹ thuật, đào tạo, thương mại…

Hòa cùng xu hướng liên kết hợp tác để phát triển toàn diện và bền vững, BHS đang tăng cường tìm kiếm những đối tác có tiềm lực tài chính, uy tín và bề dày kinh nghiệm trong ngành để đồng hành trong thời gian tới.

Mục tiêu nào cho kế hoạch BHS phát hành cổ phiếu tăng vốn theo tỷ lệ 1:1? ảnh 2

 BHS đã hoàn thiện chuỗi sản phẩm theo phương châm, đa dạng hóa sản phẩm, để đảm bảo giá đường “chuẩn” của ngành và có lợi cho người tiêu dùng

Có thể thấy được, chiến lược M&A thông quan các đợt phát hành trái phiếu, chào bán cổ phiếu đang tạo cơ sở để hoạt động kinh doanh của BHS tăng trưởng bền vững. Đồng thời, tập trung nguồn vốn đầu tư ở những hạng mục trọng điểm sẽ mang lại dòng tiền cho BHS trong những năm tới, cùng với đó là triển vọng kinh doanh tích cực trong niên độ 2015-2016.

BHS vượt 34% chỉ tiêu lợi nhuận năm (năm tài chính của Đường Biên Hòa bắt đầu từ 1/7 và kết thúc vào 30/6 năm sau). Cụ thể, doanh thu thuần quý 4/2015 đạt 1.143 tỷ đồng, tăng 31% so với cùng kỳ; trong khi giá vốn hàng bán chỉ tăng 25%, do vậy lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ đạt trên 181 tỷ đồng, tăng 75% so với cùng kỳ.

Tính đến cuối quý, lượng tiền gửi ngân hàng không kỳ hạn còn trên 423 tỷ đồng, tăng hơn 400 tỷ đồng so với đầu kỳ. Doanh thu tài chính trong quý trên 19,7 tỷ đồng, tăng 7 tỷ đồng so với cùng kỳ.

Tuy nhiên, chi phí tài chính – mà chủ yếu là chi phí lãi vay cũng tăng mạnh thêm 29 tỷ đồng, đồng thời tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp tăng 14 tỷ đồng. Nhờ ghi nhận thêm hơn 5 tỷ đồng thu nhập khác từ thanh ký tài sản và các khoản khác, nên cuối quý, BHS lãi trước thuế 84,33 tỷ đồng, tăng trưởng 151% so với cùng kỳ.

Lũy kế năm tài chính 2015 – 2016, doanh thu thuần công ty đạt 4.371 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 295,6 tỷ đồng, vượt 34% chỉ tiêu lợi nhuận mà ĐHCĐ giao phó (220 tỷ đồng).

Lợi nhuận sau thuế ghi nhận về cho cổ đông công ty mẹ 248,5 tỷ đồng. Lượng hàng tồn kho 1.412 tỷ đồng, tăng 700 tỷ đồng so với đầu năm. Qua đó cho thấy, với BHS giải pháp tăng vốn qua giá trị thặng dư tích lũy từ hiệu quả kinh doanh; qua sự ủng hộ của của cổ đông, nhằm đẩy nhanh quy mô hoạt động, đảm bảo năng lực tài chính để Công ty ngày càng khẳng định vị thế và giữ vững giá trị thương hiệu đường Việt Nam trong công cuộc hội nhập ngày một sâu rộng hơn.

Tin bài liên quan