Lễ tân người máy đầu tiên của FPT chính thức 'nhận việc'

Sau hơn 2 tháng hoàn thiện các tính năng, Pepper, lễ tân người máy đầu tiên của FPT, đã bắt đầu công việc của mình tại Nhật Bản.

Với vị trí mới, Pepper có nhiệm vụ đón khách và giúp đỡ, đưa ra địa điểm họp, thời gian họp cho khách và gọi tới cá nhân khi có lịch họp. Đặc biệt, lễ tân robot này có khả năng nhận diện hình ảnh khách từng đến công ty để gửi lời chào khi gặp lại. 

Khi đến thăm công ty, khách hàng có thể tương tác trên màn hình hiển thị và lựa chọn các yêu cầu để nhận được hỗ trợ từ lễ tân người máy. Quy trình tiếp nhận thông tin sẽ được thực hiện qua 6 bước đơn giản. Về phía FPT Japan, thông tin nhận được từ Pepper sẽ được xử lý ngay khi khách hàng hoàn tất việc khai báo.

Trưởng phòng Marketing Hồ Việt Hồng chia sẻ, Pepper là sản phẩm hoàn toàn do đội ngũ kỹ thuật viên FPT Software phát triển. Dự án ứng dụng nhiều công nghệ mới về robotic, cloud, IoT, AI ... và hoàn thành trong thời gian cực ngắn - khoảng 2 tháng. 

"Để đưa Pepper vào hoạt động sớm, đội dự án chọn phương án hoàn thiện trước các chức năng cơ bản. Vẫn còn nhiều chức năng thông minh khác mà đội dự án đang tiếp tục hoàn thiện như: nhận dạng khuôn mặt khách hàng, kết nối với hệ thống CRM, và sử dụng IBM Watson để Pepper có thể tán gẫu với khách hàng... đây là các chức năng cao cấp mà nhiều công ty Nhật khác muốn học hỏi", anh nói.

Pepper được xem là nhân viên tiếp tân độc đáo của FPT. Việc đưa Pepper vào hoạt động được kỳ vọng sẽ mang lại sự ngạc nhiên và thích thú cho khách hàng khi đến làm việc với FPT Japan. Đồng thời, anh Hồng cũng mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp từ khách hàng để hoàn thiện các tính năng mới cho lễ tân đặc biệt này.

Hình ảnh Pepper gửi về cho PIC sau khi khách hàng đã hoàn tất việc khai báo.
Hình ảnh Pepper gửi về cho PIC sau khi khách hàng đã hoàn tất việc khai báo.

Ý tưởng có lễ tân người máy là của Giám đốc FPT Japan Trần Đăng Hòa. Anh Hòa mong muốn, những robot do FPT đầu tư có thể hiện diện ra bên ngoài với khách hàng thay vì chỉ thấy trong phòng nghiên cứu.

Pepper được xem là "đời mới" của NAO, có cùng nền tảng với NAO mà FPT đã đầu tư nghiên cứu. Do đó robort này được bổ sung công nghệ nhận diện hình ảnh - API recognition của đội STU.Lab để làm phần nhận diện và detect mặt. Tương lai có thể sẽ sử dụng thêm các API (Application Programming Interface) khác.  

Robot Pepper có khả năng nhận diện hình ảnh và bày tỏ cảm xúc.
Robot Pepper có khả năng nhận diện hình ảnh và bày tỏ cảm xúc.

Pepper được FPT Japan mua của hãng Softbank. Robot này được trang bị “động cơ tình cảm” và trí tuệ nhân tạo dựa trên đám mây để nghiên cứu cử chỉ, biểu cảm và giọng nói con người. Pepper không có hai chân như một số robot từng xuất hiện trên thị trường robot Nhật Bản, nhưng hai tay được gắn một số cảm biến và có thể cử động linh hoạt.

Pepper cao 121 cm, màu trắng, nặng khoảng 28 kg và không có tóc. Cặp mắt của nó to như búp bê và có một màn hình phẳng phía trước ngực. Ngoài tính năng nhận dạng giọng nói mới nhất, Pepper được trang bị hai máy quay, bốn máy vi âm, ba cảm biến cảm ứng trên đầu, đồng thời robot có thể kết nối mạng qua hệ thống Wi-fi.

Được chế tạo nhằm mục đích chăm sóc sức khoẻ, bảo vệ an toàn cho những người lớn tuổi, Pepper có thể tạo niềm vui, giảm cảm giác cô đơn, trống trải trong họ bằng việc hát, nhảy và kể chuyện cười.

Quy trình tiếp nhận thông tin của Pepper:

Về phía khách hàng:

1. Chọn nút "yes" để nhận được hỗ trợ từ Pepper.

2. Dữ liệu khách hàng gồm họ tên và tên công ty.

3. Pepper hỏi để có hình ảnh của khách hàng.

4. Chọn bộ phận và tên của PIC (Person In Charge - người hẹn gặp).

5. Pepper sẽ gửi thông tin của khách hàng (tên, tên công ty, hình ảnh) cho PIC chọn, trong các cuộc gọi cùng một lúc để admin thông báo (hỗ trợ thêm nếu cần thiết).

6. Chờ cho đến khi PIC đến.

Về phía FPT Nhật Bản:

* PIC sẽ nhận được email thông báo từ Pepper ngay lập tức sau khi thực hiện bước 5.

* Thông tin và hình ảnh của khách hàng sẽ không được lưu trong hệ thống và chỉ được sử dụng để nhận dạng.

Tin bài liên quan