Cơn sốt đất Phú Quốc cũng kéo theo cơn sốt của cổ phiếu một số DN bất động sản đang đầu tư tại đây.

Cơn sốt đất Phú Quốc cũng kéo theo cơn sốt của cổ phiếu một số DN bất động sản đang đầu tư tại đây.

Giải mã nhóm cổ phiếu bất động sản tăng nóng

(ĐTCK) Nhiều cổ phiếu nhóm ngành bất động sản đã tăng phi mã trong năm nay. 

Ngoài lý do khách quan là thị trường bất động bất động sản đang ấm lên, thì đà tăng của mỗi cổ phiếu còn có những lý do riêng.

Thống kê với khoảng hơn 80 DN bất động sản, có khoảng 30 mã tăng giá, trong đó, có khoảng 13 mã cổ phiếu trong ngành có thị giá tăng trên 20% trở lên, trong đó, cổ phiếu đạt mức tăng cao nhất lên tới gần 195% so với thời điểm đầu năm. Hơn 50 cổ phiếu còn lại hiện đang đứng giá hoặc giảm sâu so với thị giá đầu năm.

Cuối phiên giao dịch 8/12, cổ phiếu VC3 của CTCP Xây dựng số 3 giao dịch ở mức 20.300 đồng/CP, giảm 31,88% so với 1 tháng trước. Tuy nhiên, nếu so với đầu năm nay, VC3 đã tăng 14.000 đồng/CP, tương ứng mức tăng 222,22%. Giai đoạn tăng giá mạnh nhất của cổ phiếu này là từ tháng 4 - 9, với mức tăng 266%.

Đây cũng là giai đoạn trùng hợp với nhiều thông tin thoái vốn của cổ đông lớn của Công ty. Cụ thể, đầu tháng 5, Tổng CTCP Vinaconex, cổ đông lớn của VC3 đã đăng ký bán toàn bộ hơn 4 triệu cổ phiếu, tương đương 51,43% vốn tại VC3.

Ngày 24/7, cổ đông lớn đã bán gần hết số cổ phiếu này, đồng thời VC3 có cổ đông mới là CTCP Thương mại Đầu tư Bất động sản An Phát (sở hữu 24%) và hai cổ đông cá nhân khác là ông Nguyễn Thanh Phương và ông Nguyễn Hoài Anh.

Theo Nghị quyết ĐHCĐ VC3, cổ đông đã thông qua tờ trình về việc cho An Phát tăng tỷ lệ sở hữu lên 51% thông qua việc nhận chuyển nhượng cổ phiếu của các cổ đông hiện hữu, mà không phải chào mua công khai.

Từ ngày 9/11 đến 8/12, thị giá cổ phiếu DRH tăng mạnh từ 8.000 đồng/CP lên 12.800 đồng/CP, tương ứng mức tăng 60%. Nếu tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này đã có mức tăng hơn 100%.

Khoảng tháng 9, Sở GDCK Hà Nội cũng có thông báo về việc ông Nguyên Thanh Phương, Chủ tịch HĐQT VC3 đăng ký bán toàn bộ 1,36 triệu cổ phiếu.

Kịch bản cổ đông lớn thoái vốn, cổ đông mới tham gia khiến thị giá cổ phiếu tăng giá như trên không còn quá xa lạ trên TTCK Việt Nam. Tất nhiên, với VC3, việc cổ phiếu này tăng phi mã còn xuất phát từ cơ sở lợi nhuận của Công ty đang khởi sắc. Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần của VC3 đạt 375 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 22,38 tỷ đồng, vượt 22% kế hoạch cả năm.

Tương tự, CTCP Đầu tư Căn nhà mơ ước (DRH) với mảng hoạt động chính trong nhiều năm qua là kinh doanh phân bón đã quyết định từ cuối năm 2015 quay trở lại với mảng bất động sản. Giai đoạn năm 2016 - 2018, mảng bất động sản dự báo sẽ đóng góp chính trong cơ cấu tổng doanh thu Công ty.

Từ ngày 9/11 đến 8/12, thị giá cổ phiếu DRH tăng mạnh từ 8.000 đồng/CP lên 12.800 đồng/CP, tương ứng mức tăng 60%. Nếu tính từ đầu năm đến nay, cổ phiếu này đã có mức tăng hơn 100%.

Đáng chú ý, tại ĐHCĐ DRH vào tháng 6, HĐQT đã trình tờ trình bầu cử HĐQT và Ban Kiểm soát cho nhiệm kỳ 2015-2020, theo đó, HĐQT mới gồm 5 thành viên thì có tới 4 thành viên mới thuộc nhóm cổ đông lớn, chỉ có một thành viên cũ là ông Đặng Đức Thành giữ chức Chủ tịch HĐQT.

Ban Kiểm soát gồm 3 thành viên cũng mới hoàn toàn. Vào tháng 11 vừa qua, vị chủ tịch này cũng đã đăng ký bán thỏa thuận toàn bộ 5,49 triệu cổ phiếu DRH, tương đương gần 30% vốn điều lệ Công ty. NĐT nào mua vào số cổ phiếu này tới nay vẫn còn là ẩn số.

Với trường hợp của cổ phiếu BCI và KDH, hai cổ phiếu này đã có mức tăng giá lần lượt là hơn 33% và 22% cũng có thể xuất phát từ cùng một lý do. Thương vụ KDH sở hữu chi phối tại BCI đang rất được thị trường quan tâm, khi mà chỉ trong 3 tháng, KDH đã sở hữu hơn 57% vốn tại BCI. 

Sự kết hợp giữa một bên mạnh về tài chính, khả năng triển khai dự án và một bên có quỹ đất lớn đang được đánh giá là sẽ giúp hai DN đi lên “như diều gặp gió”.

Bên cạnh những đợt tăng giá nhờ các thương vụ thu gom cổ phiếu, nhiều mã cổ phiếu tăng giá nhờ hoạt động kinh doanh tốt và những kỳ vọng tiềm năng trong tương lai. Chẳng hạn, cổ phiếu DXG của Tập đoàn Đất Xanh có mức tăng hơn 59% so với hồi đầu năm, DXG đã có một năm kinh doanh rất khả quan.

Quý II năm nay, công ty mẹ DXG lãi gần 47 tỷ đồng, tăng 255% so với cùng kỳ 2014; quý III, Công ty báo lãi ròng gần 250 tỷ đồng, bằng 460% so với cùng kỳ và vượt kế hoạch 2%. Công ty thành viên của DXG là Địa ốc Long Điền đang sở hữu dự án nghỉ dưỡng ở Phú Quốc, khu vực đang được đánh giá có tiềm năng phát triển tốt.

Có thể những kỳ vọng trên của NĐT đã được phản ánh vào giá cổ phiếu, nhưng với mức tăng mạnh của cổ phiếu này, cũng không loại trừ khả năng có những “đội lái” tận dụng tin tốt để đẩy giá cổ phiếu lên.

Tương tự, cổ phiếu CEO (của CTCP Tập đoàn C.E.O) cũng có mức tăng giá mạnh, hơn 40% do các NĐT đang kỳ vọng vào các dự án của công ty này đang được triển khai rầm rộ tại Phú Quốc. 9 tháng đầu năm nay, công ty mẹ CEO đạt lợi nhuận sau thuế hơn 73 tỷ đồng, gấp 2 lần cùng kỳ, chủ yếu đến từ 3 dự án chính là Tháp CEO, Sunny Garden City, River Silk City.

Có kết quả kinh doanh tốt, tiềm năng tăng trưởng dài hạn nhờ quỹ đất rẻ, đồng thời được kỳ vọng sẽ thu hút nhiều NĐT vào thuê đất KCN sau khi TPP được ký kết, cổ phiếu LHG của CTCP Long Hậu cũng có mức tăng hơn 41% từ đầu năm đến nay.

Tin bài liên quan