Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nói về quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam (Ảnh: Dân Trí)

Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nói về quỹ đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam (Ảnh: Dân Trí)

Việt Nam thiếu hành lang pháp lý về quỹ đầu tư mạo hiểm

(ĐTCK) Trong phiên chất vấn của đại biểu Quốc hội chiều 16/11 về việc quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp vì sao chưa được thành lập, Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân cho biết, ở Việt Nam đến nay chưa xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp như ở các nước phát triển.

Trả lời câu hỏi của các đại biểu về chính sách hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ trong quá trình xây dựng Luật Công nghệ, Bộ đã đưa vào quy định hỗ trợ mọi đối tượng doanh nghiệp trong đổi mới công nghệ, không phải hỗ trợ họ phát triển sản xuất mà hỗ trợ họ trong hợp phần đổi mới công nghệ. Quỹ đi vào hoạt động từ năm nay, hiện có hơn 250 doanh nghiệp làm chủ công nghệ, đổi mới công nghệ.

“Chúng ta cần có hành lang pháp lý cho việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm. Chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung một chương về quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong luật, doanh nghiệp khởi nghiệp, bởi các doanh nghiệp này hầu như chưa có tài sản gì ngoài ý tưởng kinh doanh” - Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn Quân.

Theo Bộ trưởng Quân, doanh nghiệp công nghệ cao được ưu đãi chính sách thuế cao nhất, nhưng doanh nghiệp Việt Nam hiện chủ yếu là doanh nghiệp nhỏ và vừa, rất ít doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện để được hưởng ưu đãi theo Quyết định 19 của Thủ tướng Chính phủ.

"Chúng tôi có văn phòng để xem xét hồ sơ cho các DN công nghệ cao, nhưng gần 8 năm qua, nhiều địa phương chưa có doanh nghiệp nào được công nhận là doanh nghiệp công nghệ cao. TP. HCM, trung tâm kinh tế của cả nước mới có hơn 200 DN được công nhận", Bộ trưởng Quân nói.

Trả lời câu hỏi của đại biểu Nguyễn Ngọc Bảo về việc quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ cho hoạt động khởi nghiệp vì sao chưa được thành lập, Bộ trưởng Quân cho hay, ở Việt Nam đến nay chưa xây dựng được hệ sinh thái khởi nghiệp như ở các nước phất triển. Trong Luật Công nghệ đã có quy định,nhưng việc triển khai có nhiều vướng mắc pháp lý, như vướng Luật Ngân sách, Luật Đầu tư cũng như luật thuế. Các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài thường chuyển pháp nhân của họ vào các nước Singapore, Thái Lan.

“Chúng ta cần có hành lang pháp lý cho việc thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm. Chúng tôi đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ bổ sung một chương về quỹ đầu tư mạo hiểm hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ trong luật, doanh nghiệp khởi nghiệp, bởi các doanh nghiệp này hầu như chưa có tài sản gì ngoài ý tưởng kinh doanh”, Bộ trưởng Quân nói và cho biết, Bộ đã tổ chức thí điểm mô hình doanh nghiệp khởi nghiệp với 10 doanh nghiệp do các nhóm sinh viên tham gia và mời các quỹ đầu tư mạo hiểm nước ngoài vào. Đến nay, có nhóm sinh viên đã nhận được vốn đầu tư tới 2 triệu USD.

“Chúng tôi phải chấp nhận mô hình đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp như quỹ từ thiện, trong khi trên thế giới đây lại là mô hình đầu tư siêu lợi nhuận”, Bộ trưởng Quân nói.

Trong phiên chất vấn chiều 16/11, nhiều đại biểu đặt câu hỏi với Thủ tướng Chính phủ về vấn đề sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, cải cách hành chính; chất vấn Bộ trưởng Bộ Tài chính về vấn đề nợ công, đầu tư phát triển, cải cách hành chính trong lĩnh vực thuế, hải quan; chất vấn Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Bình về đầu tư tín dụng giảm nghèo, biện pháp phòng ngừa ngăn chặn tiêu cực trong lĩnh vực ngân hàng.

ĐTCK sẽ tiếp tục cập nhật đến bạn đọc.

Tin bài liên quan