Trung Quốc đưa ra nhiều ưu đãi cho 5 quốc gia còn lại để phát triển các dự án về cơ sở hạ tầng và công nghiệp. Ảnh: Thành Nguyễn.

Trung Quốc đưa ra nhiều ưu đãi cho 5 quốc gia còn lại để phát triển các dự án về cơ sở hạ tầng và công nghiệp. Ảnh: Thành Nguyễn.

Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách tổ chức Hội thảo Hợp tác Mê Kông - Lan Thương

(ĐTCK) Hội thảo do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và Quỹ Friedrich Naumann Việt Nam (FNF) phối hợp tổ chức. 

Sự kiện sẽ diễn ra vào ngày 18/5/2018 tại Hội trường Sunwah, tầng 2 Trung tâm văn hoá ULIS - Jonathan KS Choi, 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội.

Trong hội thảo lần này, các đại biểu, diễn giả sẽ cùng phân tích, tìm hiểu về những xu thế hợp tác mới giữa các nước tiểu vùng sông Mê Kông và quan hệ hợp tác ASEAN - Trung Quốc trong bối cảnh mới, thực trạng và những vấn đề đặt ra.

Cơ chế hợp tác Mê Kông - Lan Thương có sự tham gia của 6 quốc gia ven sông Mê Kông - Lan Thương là Trung Quốc, Myanmar, Thái Lan, Lào, Campuchia và Việt Nam. Sau hai năm thành lập, cơ chế hợp tác này đã đạt được những bước tiến quan trọng, hoàn thiện giai đoạn định hình hợp tác và bước vào giai đoạn triển khai cụ thể.

Trung Quốc đang đưa ra những ưu đãi về kinh tế cho các nước phía Nam khi có đến gần 60% các khoản vay ưu đãi của Trung Quốc đã được bơm vào năm nước lưu vực sông Mê Công với các dự án các cơ sở hạ tầng và công nghiệp. Cơ chế hợp tác còn được coi là nền tảng để Trung Quốc thúc đẩy Sáng kiến “Vành đai, Con đường”.

Tin bài liên quan