Thủ đô đang đứng ở vị trí chót bảng, 63/63, ở hai chỉ số là tiếp cận đất đai và gia nhập thị trường.

Thủ đô đang đứng ở vị trí chót bảng, 63/63, ở hai chỉ số là tiếp cận đất đai và gia nhập thị trường.

Top 4 PCI 2015: Gọi tên Đà Nẵng, Đồng Tháp, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc

(ĐTCK) Sáng nay, các danh vị của Bảng xếp hạng Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2015 (PCI 2015) được công bố. Top 4 PCI 2015 thuộc về Đà Nẵng, Đồng Tháp, Quảng Ninh và Vĩnh Phúc.

Đây là năm thứ 3 liên tiếp Ðà Nẵng trụ vững tại ngôi dầu bảng với số diểm 68,34, ghi nhận lần thứ 6, thành phố này dẫn dầu cả nuớc kể từ khi chỉ số PCI đuợc công bố.

Trung tâm hành chính tập trung của TP. Ðà Nẵng di vào hoạt dộng từ tháng 9/2014 đã phát huy hiệu quả trong việc tiết kiệm nhiều thời gian, công sức, tiền bạc cho cả nguời dân, doanh nghiệp lẫn cán bộ, công chức. Năm nay, đa số các chỉ tiêu do luờng chi phí thời gian và hiệu quả thực hiện cải cách thủ tục hành chính của Ðà Nẵng đều cải thiện.

Tỷ lệ doanh nghiệp tại Đà Nẵng cho biết, họ “không phải đi lại nhiều lần để lấy dấu và chữ ký” tăng từ 67% năm ngoái lên 70%, tỷ lệ dánh giá “cán bộ công chức làm việc hiệu quả” cũng tăng từ 71% năm ngoái lên 76%.

Hướng tới việc xây dựng một “thành phố thông minh”, Ðà Nẵng đã xây dựng mô hình chính quyền điện tử,cthúc đẩy phát triển nhanh các dịch vụ trực tuyến, hiện đại hóa quản lý hành chính công, giám sát duợc hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước.

Đặc biệt, theo kết quả điều tra năm 2015, mô hình chính quyền điện tử đã nhận đuợc những tín hiệu tích cực của cộng đồng doanh nghiệp. Kết quả điều tra PCI 2015 cho thấy, các chỉ tiêu liên quan đến ứng dụng công nghệ thông tin của Ðà Nẵng tăng cao nhất trong vòng 3 năm trở lại dây.

Nổi lên là một hiện tượng trong những năm gần đây, Ðồng Tháp dang dần xác lập hình ảnh một

chính quyền gần dân và doanh nghiệp. Năm nay, Ðồng Tháp tiếp tục duy trì được phong độ của mình, với vị trí thứ 2, đồng thời cũng là năm thứ 8 liên tiếp nằm trong nhóm 5 tỉnh, thành phố dứng đầu PCI cả nuớc.

Ðứng thứ 3 trong bảng xếp hạng PCI năm là Quảng Ninh, với 65,75 diểm. Ðây là năm thứ 3 liên tiếp địa phuong này góp mặt trong nhóm 5 tỉnh, thành phố đứng đầu PCI cả nuớc, cũng là năm mà Quảng Ninh có duợc thứ hạng và điểm số cao nhất trong 11 năm điều tra PCI.

Trong 5 năm qua, Quảng Ninh đã có nhiều đột phá nhằm tạo lập môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp, như thành lập Trung tâm hành chính công cấp tỉnh, cấp huyện, liên kết dến cấp xã, gắn với xây dựng chính quyền diện tử. Đây cũng là dịa phương ban hành và thực hiện Ðề án 25, một sáng kiến chính trị hành chính có tính đột phá nhằm tinh gọn bộ máy, giảm dầu mối, tránh chồng chéo, mở rộng dân chủ, côngkhai, minh bạch trong dánh giá, lựa chọn cán bộ…

Trong khi đó, dù nhích lên 2 bậc so với năm ngoái, ở vị trí 24, Hà Nội vẫn tiếp tục loanh quanh ở… khúc giữa của PCI 2015.

Nhưng Thủ đô lại đang đứng ở vị trí chót bảng, 63/63, ở hai chỉ số là tiếp cận đất đai và gia nhập thị trường. Ở hai chỉ số này, ngôi đầu thuộc về Bến Tre và Hậu Giang.

Như vậy, sau lần vượt lên được 7 bậc, từ vị trí 33 lên 26, trong PCI 2014, Hà Nội đang có vẻ đuối sức. 

Trong khi các trung tâm kinh tế khác đều có một vài sáng kiến nổi trội để được nhắc đến, như Quảng Ninh vói trung tâm hành chính công cấp tỉnh, huyện; Vĩnh Phúc với tỷ lệ 72% doanh nghiệp ghi nhận cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả; Lào Cai với nỗ lực bình đẳng cho mọi thành phần doanh nghiệp; Quảng Nam thành lập Ban xúc tiên đầu tư và hỗ trợ doanh nghiệp để thực hiện 9 thủ tục…, PCI 2015 không ghi nhận sáng kiến nào của Hà Nội.

Thậm chí, vị trí rất thấp của Hà Nội trong chỉ số tiếp cận đất đai lại khá... ổn định trong nhiều năm công bố PCI. Đây cũng là lý do đã từng kéo Hà Nội tụt xuống vị trí thứ 51/63 vào PCI 2012.

Trong khi đó, gia nhập thị trường từng là chỉ số tốt nhất của Hà Nội trong nhiều năm trước. Trong khi đó, năm ngoái, chi phí gia nhập thị trường của Hà Nội được ghi nhận có cải thiện rõ rệt. Câu hỏi lớn đặt ra, tại sao Hà Nội không giữ được phong độ này.

Cũng phải nói thêm, gia nhập thị trường là một trong những chỉ số có kết quả tích cực nhất trong PCI 2015. Thời gian để lấy giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đã được rút ngắn ở mức kỉ lục trong vòng 11 năm. Hiện nay, một doanh nghiệp tại tỉnh trung vị, kể cả thời gian chuẩn bị hồ sơ và đi lại, chỉ mất 8 ngày để có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp trong tay. Trước đó, doanh nghiệp mất tổng thời gian từ 10-12 ngày.

Dường như, sự quanh quẩn của Hà Nội trong thứ hạng PCI có lý do ở tốc độ cải thiện của các địa phương khác quá nhanh so với sự chuyển động của Hà Nội.

Năm nay, các vị trí cuối bảng xếp theo chỉ số thành phần ngoài Hà Nội, còn có Hưng Yên (tính minh bạch), Lạng Sơn (chi phí thời gian), Hà Giang (Chi phí không chính thức và tính năng động), Hà Tĩnh (cạnh tranh bình đẳng)... 

Trong khi nhóm cuối bảng xếp hạng về chất lượng điều hành kinh tế PCI có sự thay đổi chút ít, gồm Ðắk Nông, còn lại vẫn là các tỉnh miền núi phía Bắc như Hà Giang, Lai Châu và Bắc Kạn. Theo ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng Ban pháp chế VCCI, điều đáng lo ngại là những tỉnh này cũng đồng thời nằm trong nhóm tỉnh có nhiều hạn chế về vị trí địa lý không thuận lợi và cơ sở hạ tầng kém phát triển.

 “Cải thiện chất lượng điều hành có thể là con đường tương đối ngắn, thuận tiện hơn và đòi hỏi nguồn lực ít hơn để các tỉnh này trở nên hấp dẫn trong con mắt của các nhà đầu tư”, ông Tuấn khuyến nghị.

Tin bài liên quan