Nhu cầu trong nước của Philippines và Việt Nam có độ đàn hồi nhất khu vực

Nhu cầu trong nước của Philippines và Việt Nam có độ đàn hồi nhất khu vực

(ĐTCK) “Nhập khẩu - một chỉ số về sức mạnh nội địa của châu Á”, Báo cáo của Khối nghiên cứu Ngân hàng ANZ vừa công bố đã đưa ra những nhận định tích cực về nhu cầu nội địa của Việt Nam.

Theo báo cáo, nhu cầu trong nước vẫn đang trên con đường hồi phục. Mặc dù gặp phải những yếu kém gần đây về sản lượng nông nghiệp nhưng tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất sẽ tiếp tục giúp tăng thu nhập. Tỷ lệ lạm phát thấp cũng như việc cải thiện tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ tiếp tục hỗ trợ quá trình hồi phục của các hoạt động và nhu cầu trong nước.

Xuất khẩu đạt 5,3% so với cùng thời gian năm ngoái. Triển vọng đối với tăng trưởng nhập khẩu là khá tốt. Giá trị nhập khẩu tăng trong quý 1/2015 nhờ dòng chảy FDI vào lĩnh vực điện tử. Những tác động tích cực này nhạt dần trong năm 2016, tăng trưởng xuất khẩu có thể tích cực trở lại trong 2017 khi lãi suất tại Việt Nam duy trì ở mức thấp. Điều này giúp ổn định cán cân thương mại trong trung hạn

ANZ cũng dự báo, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam sẽ ở mức 6,4% năm 2016 và 6,5% năm 2017, đồng thời với đó, dự báo lạm phát tương ứng cho các năm này là 2,4% và 3,3%.

Tình hình chung, Báo cáo cho rằng, thương mại (xuất khẩu) của châu Á (trừ Việt Nam) đã bước vào năm suy giảm thứ hai, chủ yếu do nhu cầu tiêu dùng cuối cùng của các nền kinh tế nhập khẩu lớn bên ngoài khu vực tiếp tục yếu đi. Tuy nhiên, sự thay đổi của cán cân thương mại đó một phần được giải thích bởi nhu cầu trong nước tốt lên ở các quốc gia trong khu vực.

Trong đó, Philippines và Việt Nam là hai nền kinh tế cho thấy nhu cầu trong nước có độ đàn hồi tốt nhất trong khu vực.

Tin bài liên quan