Xuất khẩu mặt hàng điện thoại và phụ kiện và linh kiện điện tử là động lực giúp nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng tốt trong quý II

Xuất khẩu mặt hàng điện thoại và phụ kiện và linh kiện điện tử là động lực giúp nền kinh tế lấy lại đà tăng trưởng tốt trong quý II

HSBC: Tăng trưởng nửa cuối năm của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng của quý II

(ĐTCK) HSBC giảm dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2017 của Việt Nam từ 6,4% xuống còn 6,0% do khởi đầu chậm chạp trong quý I, nhưng vẫn đánh giá triển vọng tăng trưởng của Việt Nam còn rất hứa hẹn.

Theo HSBC, sau khi có quý tăng trưởng thấp đầu năm, mức tăng trưởng GDP của Việt Nam đã lấy lại đà tăng tốt trong quý II với mức tăng 6,2%.

Mức tăng cao hơn so với dự đoán ban đầu 5,9% của họ có được là vào sự gia tăng xuất khẩu và sản lượng công nghiệp mạnh mẽ, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất mặt hàng điện thoại thông minh.

Lĩnh vực dịch vụ, vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong GDP của cả nước vẫn ổn định.

Theo Tổng cục Thống kê (GSO), ước tính có khoảng 6,2 triệu khách du lịch đã đến Việt Nam trong nửa đầu năm 2017, tăng 30,2% so cùng kỳ năm.

Theo dự báo của HSBC, ngoại trừ trường hợp thiên tai, du lịch vẫn sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh trong thời gian còn lại của năm, đặc biệt là khi chính phủ mở rộng danh sách các quốc gia được miễn thị thực vào tháng 6/2018.

Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng trong quý II/2017 là tín hiệu khả quan cho các tháng còn lại của năm. Các chuyên gia HSBC kỳ vọng, nền kinh tế tiếp tục đà tăng này nhờ vào sự gia tăng mạnh mẽ về sản lượng nông nghiệp, cũng như sự tăng trưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài.

Tuy nhiên, HSBC cũng điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2017 của Việt Nam từ 6,4% xuống còn 6,0% do khởi đầu chậm chạp trong quý I.

HSBC: Tăng trưởng nửa cuối năm của Việt Nam vẫn duy trì đà tăng của quý II ảnh 1

 Dù hạ dự báo tăng trưởng, nhưng các chuyên gia HSBC vẫn đánh giá triển vọng tăng trưởng của kinh tế Việt Nam rất hứa hẹn

Cũng theo HSBC, chỉ số PMI của Việt Nam trong tháng 6 đã tăng lên mức 52,5 từ mức 51,6 của tháng 5 nhờ số lượng các đơn hàng mới gia tăng liên tiếp trong 19 tháng.

Sự gia tăng đơn hàng mới ở cả khu vực nội địa và xuất khẩu đã giúp cho sản lượng và nhân công tiếp tục gia tăng với tốc độ nhanh hơn tháng trước.

Trong đó, xuất khẩu tháng 6 tăng 20,9% so cùng kỳ năm, nhờ vào xuất khẩu mặt hàng điện thoại và phụ kiện và linh kiện điện tử khác. Trong khi đó, xuất khẩu nông sản và dầu, hai hạng mục thường tăng trưởng âm đã trở lại tích cực trong quý II, càng thúc đẩy tăng trưởng GDP.

Trong khi tăng trưởng GDP mạnh trở lại, thì lạm phát tháng 6 tiếp tục hạ nhiệt với mức giảm 0,2 điểm phần trăm so với tháng trước. Lạm phát cơ bản (trừ lương tực, thực phẩm, năng lượng) duy trì ở mức 1,3% trong tháng 6 so cùng kỳ năm ngoái, tương đương với tháng 5. Trong khi lạm phát toàn phần trung bình trong nửa đầu năm vẫn đạt 4,1% so với mức tăng 3,6% của nửa cuối năm 2016.

Nhìn chung, các chuyên gia HSBC tin rằng, mặc dù gặp phải một số trở ngại, triển vọng tăng trưởng của Việt Nam vẫn còn rất hứa hẹn và có thể được duy trì với điều kiện môi trường bên ngoài diễn biến tích cực và các cải cách kinh tế vẫn tiếp tục.

Tin bài liên quan